Thực dược chống ung thư
GS.Từ Giấy -

Gần đây các nhà khoa học nhận thấy ở rau quả, đậu đỗ có chứa nhiều hóa chất thực vật gọi chung là thực dược (thuốc từ nguồn thực vật) v́ có khả nǎng tǎng cường sức khỏe, pḥng chống các bệnh đặc biệt là bệnh ung thư. Các thực dược này là các chất có hoạt động sinh học mạnh đă tạo ra màu sắc, hương liệu, sức đề kháng tự nhiên pḥng chống bệnh cho thực vật và ứng dụng cho con người.
Danh mục các hóa chất thực vật, các thực dược có rất nhiều và đa dạng, tính ra có tới hàng ngh́n chất và tác dụng của chúng cũng rất linh hoạt. Ta hăy lấy bệnh ung thư làm ví dụ. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư và ung thư tiến triển qua nhiều giai đoạn. Cái hay của thực dược là gồm một đội quân tinh nhuệ có nhiều binh chủng chuyên môn có thể tác chiến ở tất cả các giai đoạn của bệnh.
Khi ta ǎn hoặc hít thở không khí có tác nhân gây ung thư vào cơ thể th́ ở đó có ngay hóa chất thực vật loại như sulforaphane (có nhiều ở súp lơ xanh) để trấn áp kịp thời. ở giai đoạn bắt đầu h́nh thành các tế bào ung thư, hóa chất thực vật isoflavon (có trong đậu nành) sẽ ức chế sự phát triển men (các tế bào lành muốn chuyển sang tế bào ung thư phải được tǎng men). Do vậy hạn chế sự h́nh thành các tế bào ung thư, không cho ung thư phát triển. Khi ung thư đă thành u, các u ung thư muốn phát triển phải có các mao mạch mới dẫn các chất dinh dưỡng và ôxy để nuôi cái u phát triển nhưng một hóa chất thực vật khác là genistein lại có khả nǎng hạn chế sự h́nh thành các mao mạch và do đó hạn chế sự phát triển của khối u. Các hóa chất thực vật Indoles có nhiều ở các loại rau mùa rét (xúp lơ, bắp cải), hóa chất thực vật saponin có nhiều ở các loại đậu đỗ, hóa chất thực vật peitc (Phenethyliso thiocyanate) ở các loại rau cải và c̣n nhiều hóa chất thực vật khác đều có khả nǎng pḥng chống ung thư. Riêng ở cà chua người ta tính có chứa tới hàng ngh́n hóa chất thực vật khác nhau. Có thể v́ ǎn nhiều thực phẩm nguồn thực vật như vậy mà người dân ta trước đây ít bị ung thư.
Chính v́ tác dụng pḥng chống ung thư của rau quả, đậu đỗ nên ở các nước kinh tế phát triển đang có xu thế chiết xuất các hóa chất thực vật đóng thành viên bổ sung vào bữa ǎn. Tuy nhiên các viên bổ sung không thể thay thế được làn rau quả tươi của các bà nội trợ. ở đó có chứa hàng ngàn hóa chất thực vật có khả nǎng pḥng chống ung thư.
Điều quan trọng nữa là các hóa chất thực vật này không bị phá hủy như vitamin trong quá tŕnh bảo quản và chế biến, nấu ǎn. Genistein pḥng chống ung thư của đậu nành, vẫn được bảo vệ nguyên vẹn trong sữa đậu nành, trong đậu phụ.
Rất tiếc là các nguồn hóa chất thực vật quư giá này ở nước ta hiện nay đang bị việc sản xuất rau quả không an toàn gây tổn thất nghiêm trọng. Không những rau không an toàn gây ra các vụ ngộ độc mà c̣n sợ ngộ độc người ta đă hạn chế ǎn rau quả nhất là rau quả tươi: nguồn vitamin, nguồn hóa chất thực vật, nguồn thực dược có tác động to lớn trong việc đề pḥng bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư - mối hiểm họa đe dọa loài người.