Dược thảo trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Tác giả : GS. ĐOÀN THỊ NHU


Viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị thống của y học cổ truyền (YHCT), có các triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, bụng đầy chướng, ấn thấy đau. Trong YHCT, viêm loét dạ dày tá tràng được phân loại thành các thể: khí trệ (khí uất), hỏa uất và huyết ứ, mỗi thể lại có thêm những triệu chứng đặc trưng khác. Các dược thảo dùng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trong YHCT rất phong phú, có vai tṛ quan trọng đối với vấn đề dự pḥng và điều trị bệnh lư này trong cộng đồng.
CÁC DƯỢC THẢO TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Những dược thảo này có những tác dụng đặc trưng, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị khác trong các bài thuốc.
1. Bạch truật: Trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột mạn tính. Có tác dụng giảm đau, giảm loét, giảm tiết dịch vị và chống viêm. Ngoài ra c̣n là thuốc trợ giúp tiêu hóa, làm ăn ngon miệng. Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.
2. Cam thảo: Trị viêm loét dạ dày và ruột. Có tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ trơn, giảm độ acid dịch vị. Ngày uống 3-5g, uống liên tục 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ba ngày để tránh phù nề do thuốc.
3. Chè dây: Trị viêm loét dạ dày tá tràng. Có tác dụng giảm loét, giảm độ acid dịch vị, giảm đau và chống oxy hóa. Ngoài ra chè dây c̣n có tác dụng giúp ăn ngon miệng, dễ ngủ. Ngày dùng 12-20g sắc uống.
4. Dạ cẩm: Trị viêm loét dạ dày tá tràng. Có tác dụng giảm đau, giảm độ acid dịch vị, bớt ợ chua, làm vết loét se lại. Ngoài ra dạ cẩm c̣n được dùng chữa lở loét miệng lưỡi, lở loét ngoài da. Ngày dùng 15-20g sắc uống.
5. Khổ sâm lá: Trị đau dạ dày, đau bụng, khó tiêu. Ngày dùng 12-20g sắc uống.
6. Mật ong: Trị viêm loét dạ dày tá tràng. Có tác dụng làm giảm độ acid dịch vị, giảm đau, giảm loét. Ngoài ra c̣n có thể có tác dụng ức chế Helicobacter pylori, là vi khuẩn có mối liên quan với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ngày dùng 20-50g.
7. Nghệ: Trị viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Có tác dụng giảm loét, giảm đau, giảm tiết và giảm độ acid dịch vị, tăng tiết chất nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngày dùng 2-6g dưới dạng bột hoặc thuốc sắc.
8. Vân mộc hương: Trị viêm loét dạ dày tá tràng, đầy bụng, khó tiêu. Có tác dụng giảm loét, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, chống viêm. Ngày dùng 3-6g, dùng dưới dạng thuốc bột hay sắc uống.
CÁC BÀI THUỐC TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Bài thuốc chữa thể khí trệ
Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy chướng, ấn thấy đau, ợ hơi, ợ chua.
Bài 1: Cam thảo, mai mực, vỏ hầu nung, gạo tẻ, hoàng bá, màng mề gà, các vị lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi ngày 20-30g.
Bài 2: Bồ công anh 20g, lá khổ sâm 16g, cam thảo nam 16g, hậu phác 8g, hương phụ 8g, nghệ 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Đương quy 12g, xuyên khung 10g, táo nhân 8g, vân mộc hương 6g, ngũ vị tử 6g, trần b́ 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Lá dạ cẩm 2kg, đường 600g, mật ong 300g. Sắc lá dạ cẩm với nước và cô thành 2,5kg cao, cho đường vào khuấy tan, cô c̣n 2,7kg, cuối cùng cho thêm 300g mật ong. Mỗi lần uống 10-15g, ngày 2-3 lần, uống trước bữa ăn hoặc khi đau.
Bài 5: Bạch truật 160g, hậu phác 120g, trần b́ 80g, cam thảo 40g. Các vị tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 8g bột này, ngày 3 lần.
Bài thuốc chữa thể hỏa uất
Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, ấn thấy đau, miệng khô đắng, ợ chua.
Bài 1: Thổ phục linh 16g, bồ công anh 16g, nghệ 12g, kim ngân 12g, vỏ bưởi bung 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Mai mực 20g, mạch nha 20g, hoàng cầm 16g, dành dành 12g, đại táo 12g, hoàng liên 8g, cam thảo 6g, ngô thù 2g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sinh địa, hoài sơn, sài hồ, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g; Trạch tả, đương quy, dành dành, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 4: Bạch thược 12g; Dành dành, trạch tả, hoàng liên, bối mẫu, mẫu đơn b́ mỗi vị 8g; Trần b́ 6g, ngô thù 4g. Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc chữa thể huyết ứ
Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, ấn vào đau tăng thêm. Chia làm hai loại: thực chứng (nôn ra máu, đại tiện ra phân đen) và hư chứng (sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh).
- Chữa thực chứng
Bài 1: Sinh địa 40g, trắc bá diệp 16g, hoàng cầm 12g, a giao 12g, cỏ nến 12g, dành dành 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Cỏ nến 12g, ngũ linh chi 12g, tam thất 8g. Tán bột, mỗi ngày uống 10g, chia làm hai lần.
- Chữa hư chứng
Bài 1: Đảng sâm 16g, hoài sơn, ư dĩ, hà thủ ô, huyết dụ, kê huyết đằng, rau má, cam thảo dây, đỗ đen sao, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Đảng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 12g, a giao 8g, thiến thảo 8g, cam thảo 6g, hoàng kỳ 2g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; A giao, táo nhân mỗi vị 8g; Ngũ vị tử, vân mộc hương, trần b́, mỗi vị 6g; Gừng 2g. Sắc uống ngày một thang.
Nếu chảy máu không cầm, thêm tam thất 8g. Nếu thiếu máu nhiều, thêm nhân sâm 4g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g. Nếu sốt do bội nhiễm, thêm sinh địa, huyền sâm, mẫu đơn b́, mỗi vị 12g.