Dạ cẩm với
bệnh viêm loét lưỡi miệng
Tác giả : BS.
TRANG XUÂN CHI
MÔ TẢ
Dạ cẩm còn gọi là cây loét mồm, ngón lợn,
đứt lưỡi, chạ khẩu cắm.
Tên khoa học: Oldenlandia, Capitellata Kuntze.
Cây bụi leo bằng thân quấn. Cành lúc non hình bốn
cạnh, về sau hình trụ, phình to ở những đốt.
Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, mặt trên
nhẵn bóng, mặt dưới rất nhạt, lá kèm hình
sợi. Cụm hoa là một xim phân đôi mọc ở
kề lá hoặc đầu cành, gồm những đầu
tròn mang hoa màu trắng hoặc trắng vàng, răng
họp hình ống. Quả nang, chứa nhiều hạt
rất nhỏ. Toàn cây có lông mịn. Mùa hoa quả vào tháng
5-7. Cây dạ cẩm dài 1-2m.
Dạ cẩm có hai loại: Loại thân tím và thân
trắng, có lông và không có lông. Loại thân tím có lông
được dùng phổ biến hơn, cây mọc hoang
ở vùng rừng núi, nương rẫy, ven đường,
chân núi đá vôi. Cây dạ cẩm có nhiều ở
tỉnh Tây Bắc, miền Trung hoặc ở vùng đồi
núi.
CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG
Dạ cẩm dùng toàn cây, trong dạ cẩm có chứa
nhiều chất tanin, ancaloi anthiraglucozit, saponin.
Dạ cẩm thường dùng phần từ mặt đất
lên ngọn, lá non, thu hái quanh năm, đem về tưới
rồi chặt nhỏ phơi khô hoặc sấy dòn, có mùi
thơm như chè uống nước.
Kinh nghiệm dân gian dùng dạ cẩm làm thuốc chữa
loét lưỡi, loét miệng. Mỗi lần uống cho 1-2
thìa canh bột dạ cẩm hãm nước sôi, uống
1-2 lần, hoặc cho vào ấm sắc hãm từ 12-20g
uống thường xuyên trong ngày.
Từ những năm 60, các tỉnh Lạng Sơn, Cao
Bằng từ kinh nghiệm dân gian, ngành Dược Nhà nước
đã nấu cao dạ cẩm với mật ong đóng thành
chai 300ml bán rộng rãi trên thị trường phía
Bắc. Bệnh nhân đau dạ dày sử dụng có tác
dụng rất tốt. Thời ấy dạ cẩm
được coi là như một dược phẩm quý
đối với bệnh đau dạ dày tá tràng.
Vừa qua tại Quy Nhơn, bệnh nhân Võ Hồng K., 60
tuổi, thường xuyên lở loét miệng. Ðiều
trị bằng nhiều thuốc tân dược ngoại
dạng uống hoặc bôi... vẫn không khỏi hẳn,
ngừng thuốc lại tái phát. Sau đó bệnh nhân K.
đã kiên trì sắc nước cây dạ cẩm dùng như
uống nước trà, sau 2-3 tháng thấy giảm lở
loét, ăn uống trở lại bình thường.
Dạ cẩm có tác dụng giảm đau, giảm sự
tăng tiết của acid dạ dày (Acide Chlohydric - HCl).
Nhờ cơ chế này, cao dạ cẩm có tác dụng
rất tốt trong điều trị đau dạ dày tá
tràng thể đa toan, làm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng
vị. Bệnh nhân có cảm giác dễ chịu, khoan khoái,
nhẹ bụng sau khi uống nước sắc dạ
cẩm hoặc cao dạ cẩm.
Có thể phối hợp bột thơm dạ cẩm
với mật ong hoặc với một ít bột cam
thảo để uống. Ngày dùng bột dạ cẩm
20-40g. Theo chúng tôi, nhiều bệnh nhân viêm, lở loét lưỡi,
miệng thường xuyên hoặc từng đợt (thường
dễ nhầm với ec-péc niêm mạc khi chưa có
chẩn đoán chuyên khoa), thay vì nghe theo quảng cáo
về những loại thuốc "mì ăn liền"
rồi mua dùng, dẫn đến nhiều phản ứng
phụ có hại; Bước đầu, có thể nên dùng
dạ cẩm vì rất có lợi, không gây tác dụng
xấu. Ðối với trẻ em dùng dạ cẩm cũng
rất tốt.
Dạ cẩm còn có hiệu quả trong điều trị
vết thương. Cách dùng: giã nhỏ lá tươi
dạ cẩm với ít muối đắp lên vết thương,
giúp chóng lên da non, giải độc, thanh nhiệt, làm
dịu đau, tiêu viêm, lợi tiểu.