Gừng
vàng thức ăn và vị thuốc quư
Tác giả : DS. TRẦN XUÂN
THUYẾT
Người Việt Nam, từ thành thị đến nông
thôn, không ai là không biết củ gừng vàng.
Trên thế giới, gừng đă được dùng làm
thuốc từ 400 năm trước Công nguyên. Ở
nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Trung
Quốc, Việt Nam v.v., dân gian có nhiều kinh nghiệm dùng
gừng làm thuốc rất hiệu quả. Cuối thế
kỷ XX, y học hiện đại cũng có nhiều công
tŕnh nghiên cứu tác dụng dược lư và chứng
minh tác dụng chữa bệnh của củ gừng vàng
theo y học cổ truyền, hứa hẹn củ gừng
vàng sẽ là vị thuốc quư cho con người trong
thế kỷ XXI.
Gừng vàng có tên khoa học là Zingibert officinal Rosc - Họ
gừng. Zingiberaceae.
GỪNG LÀM THỨC ĂN
* Trong bữa ăn của người Việt Nam, từ
đạm bạc đến bữa tiệc thịnh
soạn thường không thể thiếu gừng:
- Các loại rau cải khi xào, luộc, nấu canh v.v...
đều cần có vài lát gừng tươi.
- Mắm cá, mắm tôm đỏ, mắm tép khi ăn cũng
cần có gừng thái chỉ.
- Các món tái ḅ, tái dê, cá hấp, ốc luộc, ốc
nhồi hấp, dưa cải v.v... không thể thiếu nước
mắm gừng.
- Các món tôm, cua, cá biển cần có gừng giă nát để
ướp, nhằm khử mùi tanh của tôm, cua, cá; Nhưng
quan trọng hơn là khử chất gây dị ứng cho
người ăn và làm thịt ḅ mềm, ngon; V́ trong
gừng tươi có Zingibain là một loại men phân
giải protid (1kg thịt ḅ cần 20g gừng giă nát).
* Trong công nghiệp thực phẩm, gừng được
dùng để chế rượu, bánh, mứt, kẹo.
Mứt gừng là thứ không thể thiếu trong ngày
Tết Nguyên đán ở mỗi gia đ́nh Việt Nam.
GỪNG DÙNG LÀM THUỐC
Trong y học cổ truyền phương Đông, ở các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam v.v... các lương
y đă dùng gừng làm thuốc từ hơn 2.000 năm.
Ngày nay nhiều kinh nghiệm chữa bệnh cổ
truyền đă là những đề tài nghiên cứu có
giá trị của y học hiện đại nhằm
chứng minh cơ chế tác dụng đối với cơ
thể của gừng vàng.
Sinh khương
Sinh khương c̣n gọi là gừng sống hoặc tiên
khương là gừng tươi. Là thân rễ (c̣n
gọi là củ) của cây gừng vàng được
khai thác vào mùa hè, thu; Rửa sạch đất cát, để
ráo nước rồi bảo quản nơi ẩm mát dùng
làm thuốc quanh năm (Củ gừng tươi có
sức sống kỳ lạ, nếu môi trường
bảo quản không quá ẩm ướt hoặc quá khô
sẽ tươi và giữ được tiềm năng
tái sinh).
Trong các bài thuốc Đông y có gừng, sinh khương
chiếm tới hơn 60%. Sinh khương vị cay, tính hơi
ôn, vào 3 kinh: phế, tỳ, vị; Có tác dụng tán hàn
giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa; Tiêu nước,
dịu ho. Sinh khương được xếp vào nhóm
thuốc phát tán phong hàn.
Khương b́
Là vỏ gừng tươi, vị cay mát, có tác dụng hành
thủy (dẫn nước) chủ trị các chứng phù.
Ổi khương
Là gừng lùi - gừng sống vùi nhẹ lửa cho chín
(hoặc nướng chín) có tác dụng ấm bụng,
trừ hàn.
Can khương
Là thân rễ phơi sấy khô của cây gừng vàng khai
thác vào mùa đông. Can khương vị cay, tính ôn vào 4
kinh: tâm, phế, tỳ, vị. Có tác dụng ôn trung
(ấm cơ thể) trừ hàn, hồi dương, thông
mạch, dịu ho, cầm tả, cầm mửa, cầm máu.
Can khương được xếp vào nhóm thuốc
trừ hàn.
Bào khương
Là can khương thái phiến, đem sao cho phồng
rộp rồi phun nước cho nguội.
Thán khương
C̣n gọi là hắc khương hoặc gừng cháy. Là
can khương thái phiến dày, sao cho cháy đen bên ngoài
nhưng bên trong c̣n màu hồng sẫm (gọi là thiêu
tồn tính). Có tác dụng cầm máu trong các bài thuốc
trị băng huyết, thổ huyết, tiêu ra máu,
tiểu ra máu, lỵ ra máu v.v...
MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY
Chữa trúng phong cấm khẩu: Nước gừng
sống 30ml. Cậ? răng để vào miệng nạn nhân
từng th́a. Bă gừng đắp hoặc xát vào ḷng bàn
tay, bàn chân.
Chữa đau bụng do cảm lạnh: Gừng nướng
50g lót giấy hoặc vải đắp dưới
rốn (quá huyệt đan điền).
Chữa cảm tả: Đau bụng, đi ngoài có khi toàn nước
(không thối) có khi nôn mửa (miệng thổ, đít
tả) cho uống nước gừng lùi (ổi khương)
30ml (nướng củ gừng tươi 50g vừa chín,
cạo vỏ, giă nát, vắt nước, thêm nước
sôi để vắt được 30ml). Uống bằng nước
cháo hoặc nước cơm.
Chữa nôn, mửa không cầm (kể cả phụ
nữ có thai): Gừng tươi 10g. Bán hạ 10g sắc nước,
uống làm 2-3 lần trong ngày.
Chữa dị ứng do cua, cá biển (các loại hải
sản): Gừng tươi giă nát 20g. Tía tô thái nhỏ
50g, sắc lấy 100ml thuốc cho bệnh nhân uống
rồi sắc tiếp nước thứ 2 cho bệnh nhân
uống 2 giờ sau.
Chữa động kinh măi không tỉnh: Gừng tươi
10g giă nát. Sinh bạch phàn (phèn chua cục) 9g, trộn
kỹ thành hồ rồi thêm 20ml nước đổ vào
miệng nạn nhân.
Chữa băng huyết, thổ huyết, tiểu ra máu (do
hư hàn). Thán khương tán bột, mỗi lần
uống 3-4g, uống với nước c̣n ấm.
Chữa mạch yếu, tứ chi lạnh (dương hư):
Can khương 12g, phụ tử chế 10g, cam thảo chích
3g. Sắc uống.
Chữa viêm thận cấp trẻ em: Vỏ gừng tươi
5g, ma hoàng 3g, liên kiều 13g, xích tiểu đậu 40g,
sắc nước uống ngày 1 thang.
Chữa ngộ độc phụ tử, ô đầu (nôn
mửa nhiều, tim yếu, huyết áp hạ): Gừng tươi
16g, cam thảo bắc 16g, kim ngân hoa 70g, đậu xanh
hạt xay nát 70g, sắc nước, pha thêm đường
uống.
Chữa teo năo lan tỏa: Gừng tươi 10g, quế chi
tiêm 20g, đương quy 20g, ngưu tất 20g, hoàng
kỳ 15g, đại táo 5 quả, bạch thược 50g.
Sắc uống ngày 1 thang.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG
Chữa ngoại cảm phong hàn, dùng một trong các bài
sau:
Bài 1: Gừng sống 10g, lá tía tô tươi 30g, pḥng phong
10g. Sắc 2 lần lấy 1 bát thuốc (250ml), chia làm 2
lần uống trong ngày.
Bài 2: Cháo giải cảm: Gừng sống thái chỉ 10g, tía
tô rửa sạch thái nhỏ 40g, hành tăm xắt
nhỏ, tất cả cho vào bát to, trứng gà tươi 1
quả, bỏ vỏ - cho trứng lên trên - cháo loăng đang
sôi dội cho trứng chín - đảo đều, ăn nóng
mỗi ngày 1 lần.
Pḥng, chống cảm lạnh: Người yếu, người
cao tuổi khi cần ra ngoài trời lạnh hoặc
tắm gội khi trời lạnh. Cắt 1 lát to gừng tươi
cạo sạch vỏ (15g) nhấm nhẹ cho tiết
chất cay. Khi quen cay th́ nhai nuốt luôn (có phản
ứng nấc là tốt).
Pḥng chống nôn khi đi tàu, xe: Nhai 1 miếng gừng tươi
cạo vỏ (15g) trước khi lên xe 40 phút. Khi lên xe
ngậm và thỉnh thoảng nhấm nhẹ 1 miếng
gừng to cho tiết chất cay.
Kiêng kỵ
Người âm hư, có nhiệt không dùng can khương.
Y HỌC HIỆN ĐẠI CHỨNG MINH TÁC DỤNG CỦA
GỪNG VÀNG