TÂM UƯ - CHINH XUNG

( Rối loạn thần kinh tim )

Đại Cương

Đông y quy chứng loạn nhịp tim vào chứng Tâm Quư, Chinh Xung, Hung Tư.

Trung b́nh nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60 – 100 lần/phút, nhịp đập đều đều. V́ một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng nhanh hoặc chậm lại.

Loạn nhịp tim là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh tim và ngoài tim. Loạn nhịp tim có thể là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp ngoại tâm thu (tim đang đập đều, thỉnh thoảng mới có một nhịp thất thường) hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

Theo y học hiện đại, loạn nhịp tim có thể do rối loạn chức năng thần kinh thực vật (do rối loạn chức năng thần kinh trung ương hoặc do bệnh ngoài tim ảnh hưởng) và bệnh của tim có tổn thương thực thể.

Lâm sàng y học hiện đại thường chia ra:

A - Nhịp Nhanh có:

1) Nhịp nhanh liên tục gồm:

a) Nhịp nhanh xoang (nhịp nhanh đều từ 90-120 lần/phút.

Nguyên nhân phần lớn do mệt mỏi, xúc cảm, sốt nhiễm khuẩn, nhiễm độc, cường giáp...

b) Cuồng động nhĩ (Flutter auricular) (nhịp nhanh 20-140 phút, thường là đều cũng có khi không đều.

Nguyên nhân thường gặp là hẹp van hai lá, bệnh Basedow.

2) Nhịp nhanh từng cơn:

a) Cơn nhịp nhanh trên thất (Bouveret) (nhịp tim rất nhanh 140 – 200 lần/phút, xuất hiện và mất đi đột ngột).

Nguyên nhân: Tự phát do xúc cảm, hẹp hai lá.

b) Cơn nhịp nhanh thất (tim đập nhanh khoảng từ 140 - 200 lần/phút).

- Nguyên nhân: Bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, ngộ độc Digital, rối loạn Ka li máu...

B- Nhịp Chậm có :

1) Nhịp chậm xoang: Nhịp từ 40 - 60 lần/phút, đều.

Nguyên nhân có khi là bẩm sinh, nhiễm độc thương hàn.

2) Nhịp chậm do lốc nhỉ thất cấp III. Nhịp tim từ 20 - 40 lần/ phút. Hay có cơn ngất (Stokes Adams). Nguyên nhân có thể là suy mạch vành, bạch hầu, bẩm sinh.

C- Ngoại tâm thu: Ởngười không có bệnh tim do xúc cảm, hút thuốc lá, uống cà phê hoặc không có nguyên nhân tiên lượng tốt và ở người có bệnh tim có tổn thương hoặc biến đổi cơ tim tiên lượng tùy bệnh ngộ độc Digitan...

D- Loạn Nhịp Hoàn Toàn: Nguyên nhân do hẹp van hai lá, rung nhĩ, Basedow, xơ mỡ động mạch.

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim thuộc phạm trù chứng Tâm uư, Chinh Xung, Vựng Quyết.

Triệu Chứng

1) Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (phần lớn xảy ra ở những người không có bệnh tim thực thể gọi là hội chứng cơn Bouveret, khoảng 20 – 30% trường hợp có bệnh thực thể ở tim như thấp tim, suy mạch vành, cường giáp, nhiễm độc...).

a) Triệu chứng: Hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, buồn nôn, có khi khó thở, đau vùng tim, nếu cơn kéo dài vài ngày dẫn đến suy tim.

b) Triệu chúng thực thể: Nếu nhịp trên 200 lần/phút, không đếm được mạch (mạch quay) v́ quá nhỏ, huyết áp thường tụt, tiếng tim nhỏ như tiếng tim thai.

d) Diễn biến: Một cơn trung b́nh từ vài phút đến vài giờ. Sau cơn nhịp tim lại trở lại b́nh thường, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đái nhiều. Nếu cơn kéo dài vài ngày thường nặng, dễ gây suy tim, có thể gây tử vong trong cơn suy tim.

2) Cuồng động nhĩ: Là t́nh trạng nhỉ bóp nhanh (250 - 350 nhịp/phút) nhưng chỉ một số xung động xuống thất, có thể đều hoặc không đều, rất nhanh hoặc chỉ nhanh vừa.

Triệu chứng lâm sàng: Khó thở, trống ngực, hồi hộp, nếu thất đập quá nhanh, người bệnh có thể ngất hoặc sốc. Ấn nhăn cầu có thể làm tim đập chậm nhưng thôi ấn th́ nhịp tim lại nhanh.

3) Cơn loạn nhíp hoàn toàn nhanh: Thường gặp ở người có tiền sử rung nhỉ nay có đợt kịch phát. Hay gặp ở bệnh nhân hẹp van 2 lá, có máu cục ở nhỉ, suy mạch vành tim Basedow...

Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu vẫn là khó thở, trống ngực dồn dập không đều, nôn nao, choáng váng, nhịp quay rất khó bắt. Nhịp tim rất nhanh (trên 150 lần/phút), không đều về thời gian và âm độ. Thường có dấu hiệu suy tim phải.

Điều trị: Những biện pháp chung như: Nằm đầu cao, thở oxy, chế độ ăn lỏng, kiêng muối.

4) Cơn nhịp nhanh kịch phát thất: Thường.gặp ở người có bệnh thấp tim nặng, viêm cơ tim, suy mạch vành, suy tim nặng giai đoạn cuối, ngộ độc thuốc (Digitan, Uabain, Adrenalin, Quinidin, Củ gấu...) tai biến do mổ tim, gây mê, điện giật. Là nguyên nhân tử vong thường gặp nơi bệnh tim.

Triệu chứng lâm sàng: Như cơn nhịp nhanh trên thất nhưng bắt đầu và kết thúc không đột ngột bằng t́nh trạng suy sụp nặng, mạch khó bắt, huyết áp tụt mạch nhanh trên 150 lần/phút không đều.

Điều Trị Bằng Đông Y

Điều trị các thể bệnh loạn nhịp tim theo phương pháp y học hiện đại là chủ yếu đối với các thể bệnh loạn nhịp) trong thời kỳ cấp diễn.

Trường hơp bệnh tái phát nhiều lần và trong giai đoạn bệnh ổn dính, để pḥng bệnh tái phát, việc điều trị theo y học cổ truyền có thể thu được kết quả tốt.

Biện chứng luận trị:

Tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân thành các thể bệnh sau đây để điều trị:

1) Khí Âm Lưỡng Hư: Người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn kém, bụng đầy, bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc, mạch Tế, Sác hoặc mạch Kết, mạch Xúc, lười đỏ, rêu mỏng hoặc tróc rêu.

Điều trị: Bổ khí, dưỡng âm. Dùng bài Chích Cam Thảo Thang hợp với Cam Mạch Đại Táo Thang gia giảm: Chích cam thảo 12g, Nhân sâm 6g (hoặc Đảng sâm dùng gấp đôi), Sinh địa 12g, Mạch môn 12g, Hoàng kỳ 16-20g, Tiểu mạch 16g, Đại táo 5 quả.

Mất ngủ thêm Sao táo nhân 16-20g, Bá tử nhân 12g. Tinh thần bứt rứt thêm Long cốt 20g, Mẫu lệ 30-40g.

2) Âm Hư Hỏa Vượng: Hồi hộp, tâm phiền, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù lưng nhức mỏi, chất lưỡi đỏ, mạch Tếâ Sác hoặc mạch Xúc.

Điều trị: Tư âm, giáng hỏa. Dùng bài Thiên Vương Bổ Tâm Đơn gia giảm: Đảng sâm, Huyền sâm, Đan sâm mỗi thứ 12g, Phục thần 12-20g, Ngũ vị tử 6g, Chích viễn chí 6g, Đương qui 12-16g, Mạch môn 20g, Bá tử nhân 12-16g Sao táo nhân 12-20g, Sinh địa 16g.

3) Tâm Tỳ Đều Hư: Sắc mặt không tươi nhuận, người mệt mỏi, ăn ít, hồi hộp, mất ngủ hay quên, hoa mắt, váng đầu, chất lưỡi nhạt, mạch Kết Đại hoặc Tế vô lực.

Điều trị: ích khí, dưỡng huyết. Dùng bài Qui Tỳ Thang gia giảm: Đảng sâm 12g (Nhân sâm dùng nửa liều) Hoàng kỳ 20g, Bạch truật, Đương qui, Long nhăn nhục, sao Táo nhân, Phục thần đều 12g, Chích viễn chí 6g, Chích cam thảo, Trần b́ đều 6g.

4) Tỳ Thận Dương Hư: Sắc mặt tái nhợt, da khô kém tươi nhuận, hoặc phù toàn thân, mệt mỏi, người da mát sợ lạnh hoặc các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn kém, thân lưỡi bệu rêu nhớt, mạch Trầm Tŕ hoặc Kết Đại.

Điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận.. Dùng bài Phụ Tứ Lư Trung Thang gia giảm: Phụ tử 8-12g (sắc trước), Nhục quế 4g, Phục linh 12g, Bạch truật, Bạch thực đều 12g, Đảng sâm 12-l6g, Chích Cam thảo 6-8g.