ĐÀM ẨM

( Tâm phế mạn )

Đại cương

Theo Y học cổ truyền, Tâm phế mạn thuộc phạm trù chứng Đàm Ẩm, Suyễn Chứng, Thủy Thủng, Tâm Quí. Có liên quan đến 4 tạng: Tâm, Phế, Tỳ, Thận.

Tâm phế mạn là một bệnh tim phổi mạn tính do bệnh ở phổi (viêm phế quản mạn, hen phế quản, giăn phế quản, lao phối, bụi phổi...) hoặc bệnh ở lồng ngực (các dị dạng lồng ngực: gù vẹo, xơ màng phổi, dày dính màng phổi...) gây trở ngại cho tuần hoàn phổi, áp lực động mạch phổi tăng, tâm thất phải dày lên, to ra và dẫn đến suy tim phải.

Tâm phế mạn là một bệnh toàn thân mà biểu hiện sự rối loạn chức nặng tim phổi là chính, tỷ lệ phát bệnh cao ở tuổi trung niên và người lớn tuổi (trên 40 tuổi) và 80 – 90%) là do viêm phế quản mạn tính, giăn phế quản, phế khí thũng và hen phế quản. Bệnh lúc cấp diễn thường có các triệu chứng: khó thở, thở gấp, hồi hộp, môi lưỡi tím, nổi tĩnh mạch cổ, phù mắt cá chân. Thời gian từ khi mắc bệnh phổi đến lúc xuất hiện tâm phế mạn khoảng từ 3 đến 10 năm.

Triệu Chứng: Tùy theo giai đoạn bệnh mà triệu chứng làm sàng khác nhau.

1) Giai đoạn bù trừ: Lúc đầu có thể chưa có triệu chứng ǵ riêng ngoài các triệu chứng của bệnh nguyên phát phổi và lồng ngực. Dần dần bệnh nhân khó thở gia tăng, môi lưỡi, móng tay chân tím tái. Kiểm tra có biểu hiện áp lực động mạch phổi tăng như tiếng tim thứ hai đánh ở vùng động mạch phổi, thất phải dày to, tiếng phổi tâm thu vùng van 3 lá, tim đập mạnh ở mỏm.

2) Giai đoạn chức năng mất bù: Theo sự phát triển của bệnh, thường gặp là sau khi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, chức năng tim phổi rối loạn nặng hơn. Lượng đờm tăng lên nhiều, thông khí trở ngại, oxy máu giảm, khí CO2 máu tăng dẫn đến suy hô hấp và suy tim.

    a) Suy tim: Chủ yếu là suy tim phải. Triệu chứng chủ yếu là ăn kém, bụng đầy, nôn, buồn nôn, tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, gan to, ấn đau, phù.

    b) Suy hô hấp: Oxy máu thấp, khó thở, tím tái, ngón tay dùi trống, tim nhịp nhanh dẫn đến chức năng năo rối loạn, bệnh nhân phản ứng chậm, nói sảng, co giật, hôn mê...

    c) Hội chứng tâm phế năo: Suy hô hấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tinh thần: Bệnh nhân buồn ngủ, lú lẫn, hôn mê. Hoặc có những hưng phấn, run giật, co giật, niêm mạc mắt đỏ thẫm, phù mặt nặng, tiểu ít, tĩnh mạch nông, tay chân nổi, giăn mạch ngoại vi, da ấm đỏ. Xuất hiện một số biến chứng như nhịp tim không đều, xuất huyết đường tiêu hóa trên, suy tim trái, suy chức năng thận, đông máu rải rác nội mạch, rối loạn cân bằng kiềm, toan...

Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:

l) Tiền sử mắc bệnh mạn tính phổi và lồng ngực như viêm phế quản măn tính, biến chứng phế khí thũng, lao phổi nặng, hen phế quản, giăn phế quản, viêm cột sống dạng phong thấp, viêm dính màng phổi rộng...

2) Khó thở, tím tái: có thể loại trừ các nguyên nhân khác.

3) Tim đập rơ dưới mỏm ức, tiếng thổi tâm thu ở ổ động mạch phổi. Tiếng thứ 2 vang mạnh ở ổ động mạch phổi, nh́n thấy tim đập mạnh ở khoảng liên sườn 2 - 3 bờ trái xương ức.

4) Gan to ấn đau, nổi tĩnh mạch cổ.

5) Tăng áp lực tĩnh mạch.

6) Tiền sử có tâm phế bệnh hoặc suy tim phải.

Cận Lâm sàng

a) Hồng cầu và huyết sắc tố tăng nhiều, độ băo ḥa oxy máu động mạch thấp, phân áp CO2 và dự trữ kiềm tăng. Trường hợp suy tim có Protein niệu nhẹ, nước tiểu có trụ niệu, hồng bạch cầu, thời kỳ cuối men SGOT tăng cao, NPN tăng, rối loạn cân bằng kiềm toan.

b) Điện tâm đồ : Điện áp thấp, h́nh ảnh sóng P phế, trục lệch phải trên 900, dày thất phải, blốc nhánh phải không hoàn toàn.

c) X quang: Chụp phát hiện h́nh ảnh của bệänh phổi và lồng ngực, đoạn động mạch phổi ph́nh, thất phải và nhĩ phải to.

Điều Trị

Có thể chia mấy thể bệnh và điều trị như sau:

1) Phế Khí Bất Túc, Đờm Trọc ủng Trệ: Ho nhiều đờm, hơi thở ngắn, khó thở tăng khi lao động, sợ gió, ra mồ hôi, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt hoặc tía, mạch Tế hoặc Kết Đại.

Điều trị: Ôn phế, hóa đàm, giáng khí, b́nh suyễn.

 Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang hợp với Tô Tử Giáng Khí Thang gia giảm: Bạch linh 15g, Bạch truật, Tô tử, Bán hạ, Trần b́, Đương qui, Tiền hồ đều 12g, Quế chi 8g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g.

Mệt nhiều, khó thở, ra mồ hôi nhiều thêm Đảng sâm, Hoàng Kỳ, để ích khí, cố biểu, bỏ Hậu phác, Tiền hồ. Trường hợp mặt môi xanh tím thêm Hồng hoa, Xích thược, Đan sâm để hoạt huyết hóa ứ. Sốt, miệng khát, khó thở, ngực tức, đờm vàng đặc, dùng bài ‘Ma Hạnh Thạch Cam Thang’ thêm Bồ công anh, Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa để thanh phế, hóa đờm, b́nh suyễn.

2) Tỳ Thận Dương Hư, Thủy Thấp Ứ Trệ: Sắc mặt tối, chân tay lạnh, toàn thân phù, chân nặng, tiểu ít, hồi hộp, khó thở, không nằm ngửa được, thân lưỡi bệu, nhạt, rêu hoạt, nhớt, mạch Trầm.

Điều trị: Ôn dương, lợi thủy, kiện tỳ, hóa đàm.

 Dùng bài Chân Vũ Thang hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm: Chế phụ tử 12g (sắc trước), Can khương 6g, Bạch linh, Bạch thược, Trạch tả, Trư linh, Xa tiền tử đều 15g, Bạch truật, Trần b́, Bán hạ đều 12g, Quế chi 8g. Sắc uống.

Trường hợp khí hư nặng, thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ để ích khí, hành thủy. Chân lạnh, mạch Vi, ra mồ hôi, dùng ‘Sâm Phụ Long Mẫu Thang’ để hồi dương cứu nghịch.

3) Đờm Mê Tâm Khiếu, Can Phong Nội Động: Bệnh nhân bứt rứt không yên, co giật hoặc buồn ngủ lơ mơ, hôn mê, chất lưỡi khô, đỏ thẫm, mạch Tế Sác.

Điều trị : Hóa đờm, khai khiếu, b́nh can, tức phong. dùng ‘Chí Bảo Đơn’ (thành phẩm) ngày uống 1 viên chia 2 lần uống. Hoặc ‘An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’ (thành phẩm), uống1 viên .

Thuốc dùng bài ‘Linh Dương Câu Đằng Thang gia giảm’: Sơn dương giác 40 - 80g (tán bột mịn thay Linh dương giác ḥa uống), Xuyên bối mẫu 12g (gói tán bột

ḥa uống), Sinh địa tươi, Câu đằng, Phục thần đều 15g, Cúc hoa, Sinh bạch thược, Trúc nhự tươi đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống, Câu đằng (cho vào sau).