PHẾ LAO

(Lao Phổi )

ĐẶT VẤN ĐỀ :

     Lao phổi là một chứng bệnh hư nhược mạn tính có tính lây truyền và rất nguy hiểm, Thuộc phạm vi chứng Hư lao, Lao trái, Phế âm hư, Phế Lao, của Đông Y.Chữa trị khó, v́ vậy ngày xưa, chứng này đă được quy vào một trong ‘tứ chứng nan y”là  ‘’Phong, Lao, Cổ, Lại.’’

     Theo một số tư liệu th́ đây là loại bệnh giết người nhiều thứ tư của thế giới (sau Nhồi máu cơ tim 7,2 triệu chết, Tai biến mạch máu năo 4,6 triệu chết, Viêm phổi cấp làm chết 3,9 triệu). Trên toàn thế giới, năm 1997 có 16.300.00 bệnh nhân bị lao trong đó 7.250.000 mới bị và 7.250.000 mới mắc và 2.910.000 người chết v́ lao.

    Ngày 24.12.1882, Robert Koch t́m ra vi trùng lao người ta lạc quan cho rằng có thể nhanh chóng khống chế được loại bệnh lao nhưng hơn 100 năm qua bệnh vẫn c̣n ám ảnh toàn thể nhân loại. Là một bệnh xă hội lây lan được bộ y tế chú tâm, được điều trị miễn phí cho đến khi khỏi bệnh. Nhưng  cho đến nay  vẫn  c̣n  đă     đang  có xu hướng  bùng nổ trở l ại

   Theo các tài liệu y văn cổ th́ chứng Lao Trái và Hư Lao đều là chứng hư nhược. Hư lao phần lớn bắt đầu từ Tỳ Thận hư dẫn đến Phế hư, c̣n chứng Phế lao phần nhiều bắt đầu từ Tâm Phế hư mà gây nên Tỳ Thận hư. Ngoài ra Hư Lao phần nhiều do sinh hoạt thiếu điều độ, pḥng dục quá độ gây tổn thương Thận, lao lực quá sức tổn thương Tỳ mà sinh bệnh c̣n Phế lao do truyền nhiễm từ người này sang người khác, hộ này sang hộ khác cho nên cũng gọi là ‘Truyền Thi Lao’ hay ‘Quỷ Chú ‘, ‘Phế Kết Hạch’, Lao Trái, Phế Lao.

Nguyên Nhân Bệnh Lư

Đông Y cho rằng do:

+ Cơ thể suy yếu, tinh khí huyết bất túc, nguyên khí suy giảm không đủ sức để chống đỡ với tà khí bên ngoài xâm nhập như sách 'Nội Kinh" đă viết: "Tà khí xâm nhập cơ thể gây bệnh được là v́ chính khí hư suy”.

+ Trùng lao (trái trùng) xâm nhập cơ thể gây bệnh. Do cảm nhiễm trùng lao lâu ngày tinh huyết hư tổn mà sinh lao trái.

Nhiều sách cổ đă sớm nhận thức về tính chất lây lan và nguy hiểm của chứng Lao Trái như sách ‘Trửu Hậu Phương' viết: “Bênh lâu ngày gây suy ṃn dần, truyền cho người gần gũi rồi chết cả nhà ". Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu' viết: 'Bất kể người lớn trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh ". Sách ‘Tế Sinh Phương ‘ ghi: “Bệnh Lao Trái là tai hoạ lớn của nhân loại ".

Biện Chứng Luận Trị

Đặc điểm lâm sàng của triệu chứng bệnh là: Ho, ho ra máu, đau ngực, sốt về chiều (Sốt âm triều nhiệt), nóng trong xương (Cốt chưng), mồ hôi trộm (đạo hăn), gầy sút cân.

Chứng bệnh phần lớn thuộc âm hư, có thể biện chứng luận trị như sau:

1. Âm Hư Phế Tổn: Người da khô cứng, ḷng bàn chân tay nóng, ho khan, ít đờm hoặc trong đờm có máu, sốt chiều hoặc về đêm, ra mồ hôi trộm, má đỏ, miệng khô, họng khô, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.

Điều trị: Dưỡng âm, nhuận Phế chỉ khái, hoá đờm.

 Dùng bài Bách Hợp Cố Kim Thang gia giảm.

(Trong bài, Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, Bách hợp tư âm, nhuận Phế; Bách bộ, Cát cánh, Bối mẫu, Cam thảo, chỉ khái, hoá đờm).

Trường hợp ho ra máu thêm Thiến thảo căn, Trắc bá diệp (sao). Mồ hôi nhiều thêm Lá dâu, Ngũ vị tử, Mẫu lệ. Âm hư hoả vượng thêm Địa cốt b́, Tri mẫu, Thạch cao để tư âm giáng hoả.

2. Tỳ Phế Khí Hư: Mệt mỏi, ít thích hoạt động, ăn kém, hơi thở ngắn, ho có đờm, ngực tức, giọng nói nhỏ, sắc mặt xanh tái, sợ lạnh, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Tế Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích Phế, chỉ khái, hoá đờm. 

Dùng bài Lục Quân Tử Thang gia giảm.

(Trong bài, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo bổ Tỳ Phế khí; Trần b́, Khương chế Bán hạ, thêm Xuyên bối mẫu (tán bột uống) chỉ khái, hoá đờm).

Ra mồ hôi trộm thêm Lá dâu, Hoàng kỳ để bổ khí, liễm hăn. Ho ra máu thêm Bách bộ, Trắc bá diệp (sao cháy) để chỉ khái huyết.

3. Khí Âm Lưỡng Hư: Mệt mỏi, ít hoạt động, ho ít, đờm có tia máu, má đỏ, da nóng, ra mồ hôi ít, ăn kém, môi khô, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch nhỏ Sác.

Điều trị: Ích khí, dưỡng âm, chỉ khái, hoá đờm. 

Dùng bài Sinh Mạch Tán gia vị.

(Trong bài, Nhân sâm thêm Bạch truật bổ khí; Mạch môn, Ngũ vị thêm Hoàng tinh, Bách hợp để dưỡng âm; Bách hợp, Mạch môn thêm Bách bộ, Qua lâu nhân, Bối mẫu để nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm).

Ho có máu, thêm Sâm tam thất, Trắc bá diệp sao cháy để cầm máu.

Đó là  những quan niệm điều trị của người xưa qua tài liệu cổ

 Ngày  nay  Lao phổi không c̣n là bệnh nan y trong tứ chứng nan y nữa  và để nhân biết rỏ hơn  về bệnh Lao các nhà chuyên môn về Lao nêu lên các triệu chứng báo hiệu nhiễm lao như sau:

Triệu Chứng

. Ho dai dẳng trên 3 tuần lễ.

. Cơ thể suy yếu và cảm thấy đau ran vùng ngực.

. Sụt cân.

. Ăn mất ngon miệng.

. Ho ra máu.

. Hơi thở ngắn, thở gấp, lao động mau mệt.

. Sốt và ra mồ hôi về đêm.

Chẩn Đoán

Cần làm một số xét nghiệm:

. T́m BK trực tiếp trong đờm.

. Xét nghiệm máu.

. Chụp phim (X quang phổi ).

Trước  hiểm  hoạ bùng phát Lao trở lại  những người làm công tác Y Học Cổ Truyền ngày nay  phải nhận thức rỏ  về tính chất  quan trọng  của phát đồ điều trị Lao  của  Bộ Y tế  và sự nguy hiểm  của  Lao khi  điều trị không đúng cách  đi đến t́nh trạng kháng thuốc, Trong thực tế  tại buổi tập huấn Pḥng chống Lao và bệnh Phong  vào ngày  19 tháng 12 năm 2005 tại  Sở Y Tế Tỉnh Cà Mau  cho  tất cả thầy thuốc Y Học Cổ Truyền  c̣n rất nhiều  anh em  làm công tác Y Học Cổ Truyền  chưa nắm vững được kiến thức pḥng chống và chữa bệnh  Lao

 Ngày nay  dưới ánh sáng khoa hoc Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị lao  rất tốt nhất là đối với Lao đă bị kháng thuốc .

    Y học cổ truyền  đă biết về bệnh lao khá sớm và  đă xếp vào "tứ chứng nan y". Nh́n chung nguyên tắc điều trị của YHCT là điều trị toàn diện, chú ư phù chính khu tà. Nâng cao sức khỏe là phù chính, sức khỏe con người phụ thuộc vào khí huyết, khí huyết là hai thành phần mà nếu đủ về số lượng và chất lượng, đồng thời ở trạng thái lưu thông. Khí có lưu thông th́ huyết mới lưu thông và ngược lại. Bệnh lao thường tiến triển kéo dài cho nên hay làm tổn thương các tạng như tỳ, phế, thận. Thuốc cho bệnh nhân lao cũng cần chú ư bổ các tạng đó. Ngày nay y học phát triển, nếu thầy thuốc phối hợp 2 cách chẩn đoán và điều trị của y học Cổ truyền  và y học hiện đại sẽ rất lợi cho người bệnh. Ta có thể dùng chiếu chụp để chẩn đoán là lao. Khi điều trị có thể phối hợp tân dược và đông dược. Tân dược có thể dùng thuốc đặc trị lao. Đông dược là các thuốc bồi bổ cơ thể, để chống mệt mỏi, ăn ngon miệng, giảm ra mồ hôi. Hoặc có thể chọn các vị thuốc có tác dụng chữa lao để giảm liều kháng sinh.
 Nếu để bổ khí huyết có thể dùng bài

 Bát Trân : thành phần gồm: Nhân sâm 12g, bạch linh 6g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, đương quy 16g, thục địa 16g, bạch thược 8g.  

    Để chống khát giảm mồ hôi có thể dùng bài 

Sinh mạch tán, thành phần: Nhân sâm 12g, ngũ vị 8g, mạch môn 12g. 

   Nếu phế thận kém có thể dùng bài:

Bạch hợp cố kim thang : thành phần: Sinh địa 8g, thục địa 12g, mạch môn 8g, huyền sâm 6g, bối mẫu 8g, thược dược 8g, cam thảo 4g, cát cánh 6g; Tác dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm. Bài này có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, ho hen, chân tay nóng, lưỡi đỏ, mạch nhanh, táo bón. Hoặc dùng bài: 

Dưỡng âm thanh phế thang, thành phần: Sinh địa 12g, mạch đông 12g, bối mẫu 8g, bạc hà 10g, cam thảo sống 6g, huyền sâm 8g, đan b́ 8g, bạch thược 6g; Bài này có tác dụng dưỡng âm thanh phế, giải độc. Hoặc có thể dùng bài 

Bát tiên trường thọ để bổ phế thận âm gồm các vị Trạch tả 12g, đơn b́ 8g, hoài sơn 12g, táo nhuc 8g  , thục địa 12g , phục linh 8g , thiên môn đông 8g , mạch môn đông 12g. Mỗi lương y, mỗi địa phương lại có các kinh nghiệm để điều trị phối hợp. Đối với bệnh lao, việc phối hợp điều trị là cần thiết có lợi cho bệnh nhân, vừa tăng tính an toàn, vừa hiệu quả, cũng là cách làm hết sức khoa  học để thực hiện chủ trương kết hợp YHHĐ và YHCT  của  nhà nước ta  trong  công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân..