HÁO SUYỄN

( Hen Phế Quản )

Đại Cương

Hen suyễn là một hội chứng bệnh lư của cơ quan hô hấp mà đặc trưng chủ yếu là khó thở và tiếng đờm kḥ khè trong họng.

Chứng háo suyễn thường gặp trong các bệnh hen phế quản, phế quản viêm thể hen, phế khí thủng, tâm phế mạn (hen tim) và nhiều bệnh khác như phổi viêm, áp xe phổi, bụi phổi, lao phổi, giăn phế quản...

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Hen phế quản là tổn thương đặc trưng bởi những cơn khó thở gây ra do các yếu tố khác nhau, do vận động kèm theo các triệu chứng lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hoặc một phần, có thể phục hồi được giữa các cơn.

. Theo YHHĐ

+ Hen Ngoại Sinh : Nhóm người bệnh thường hen suyễn từ nhỏ, trẻ tuổi, có tiền sử dị ứng rơ ràng.

+ Hen Nội Sinh : thường bắt đầu xuất hiện sau nhiều đợt nhiễm trùng hô hấp kéo dài trên bệnh nhân lớn tuổi, không có tiền căn dị ứng.

Nguyên Nhân

Theo y học hiện đại th́ các yếu tố được xem là nguồn gốc đưa đến cơn hen suyễn là:

1- Dị ứng (có khoảng 20 – 30% do di truyền) mà chất gây nên dị ứng có thể là vi khuẩn, sán lăi, các chất hít vào như phấn hoa, bụi nhà, khói, lông da thú vật, chất độc hoá học, thuốc trị bệnh, có thể là thức ăn… Hoặc cơn hen xuất hiện theo mùa.

2- Thức ăn và thuốc

. Trong một số thức ăn có dị ứng tố như sữa ḅ, trứng, cá, tôm, cua... hoặc một số hoa quả...

. Thuốc Aspirin và những chất đồng loại có thể gây nên cơn hen trong ṿng 2 giờ sau khi uống.

3- Không khí ô nhiễm như trong Hen Tokyo, Yokohama, hen New Orlean...

4- Nghề nghiệp: Có thể do tiếp xúc với dị nguyên đặc biệt hoặc do tác dụng của chất kích thích trên một cơ địa có hen dị ứng tiềm ẩn sẵn.

5- Nhiễm trùng hô hấp: thường là yếu tố làm cho bệnh trở nên kịch phát.

6- Thần kinh: những sang chấn về tâm lư có thể là nguyên nhân gây ra cơn hen.

7- Hoạt động thể lực: cơn hen xẩy ra mỗi khi người bệnh vận động gắng sức.

Theo y học cổ truyền: chứng hen suyễn phát sinh do 4 nguyên nhân:

1- Do Ngoại Tà xâm nhập : Thường gặp loại Phong hàn và phong nhiệt.

Phong hàn phạm vào Phế khiến Phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, nghịch lên thành suyễn.

Phong nhiệt từ đường hô hấp vào Phế hoặc phong hàn bị uất lại hoá thành nhiệt không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế thành Háo suyễn.

2- Do Phế Thận Hư Yếu: Do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm Phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn. Hoặc do Thận hư yếu không nhuận được Phế, không nạp được khí gây nên suyễn.

Như vậy bệnh suyễn chủ yếu ở Phế, có quan hệ với Thận và nếu nặng hơn có quan hệ cả với Tâm. V́ theo Nội Kinh: mọi chứng ho, đầy tức, hơi thở đều thuộc về Phế. Phế chủ khí, khí chủ thăng giáng. Khí thuận (giáng) th́ b́nh thường, Phế nghịch (đi lên) th́ gây nên suyễn. Ngoài ra Tâm Phế suy yếu lâu ngày, Phế khí thiếu làm ảnh hưởng đến tim cũng gây ra suyễn. Tương ứng chứng bệnh Tâm Phế mạn của YHHĐ.

3- Do Tỳ phế hư yếu: Tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc. khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khi cũng sinh khó thở.

4- Do Đờm Trọc Nội Thịnh : Do ăn uống không điều độ hoặc bừa băi làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của Tỳ, tích trệ lại thấp đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hoá kém, thuỷ cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại gây nên hen. Thường gặp ở những bệnh nhân tỳ hư, đàm thịnh. Hoặc người vốn có đờm thấp tích trệ đi ngược lên lên gây thành đờm, ủng trệ ở Phế, làm cho khí cơ và sự thăng giáng của Phế bị ngăn trở gây ra suyễn. Hoặc do Phế nhiệt nung nấu tân dịch thành đờm, đờm hoả gây trở ngại thành suyễn.

So sánh với các nguyên nhân mà YHHĐ nêu ra, có thể thấy:

+ Tuy YHCT không nêu lên yếu tố dị ứng (allergy) và vi trùng, nhưng cũng đă thống nhất với YHHĐ về nhận định rằng sự thay đổi thời tiết, ăn uống và lao lực cũng có thể là những yếu tố gây nên hen suyễn.

+ Sự thay đổi về tinh thần như quá sợ, quá giận dữ, bi quan... cũng là những yếu tố làm cho cơ năng vỏ năo hỗn loạn, gây nên sự mất thăng bằng giữa hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm đều là cơ địa dễ gây nên hen suyễn.

Triệu Chứng

Phân làm 2 thể chính: Thực và Hư Suyễn.

A- Thực Suyễn

1- Suyễn Do Phong Hàn Phạm Phế: thở gấp, ngực tức, ho có đờm, lúc mới bị thường sợ lạnh, đầu đau, cơ thể đau nhức, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù  Khẩn 

Biện chứng: Phế chủ hô hấp, b́ mao, khi bị phong tà xâm nhập vào làm cho bế tắc bên ngoài, phế khí bị uất không thăng giáng được gây ra ho, suyễn, tức ngực. V́ phong hàn bế ở bên ngoài và kinh lạc, do đó, thấy sợ lạnh, đầu đau, không ra được mồ hôi. Mạch Phù là bệnh ở phần Biểu, Khẩn là biểu hiện của hàn.

2- Suyễn Do Phong Nhiệt Phạm Phế : thở gấp, mũi nghẹt, ho, đờm vàng, miệng khô, khát, khan tiếng, tắc tiếng, buồn bực, ra mồ hôi, nặng th́ phát sốt, mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác hoặc Phù Hồng Sác .

Biện chứng: Bên trong đang có nhiệt lại cảm phải táo và nhiệt ở bên ngoài, hai thứ nhiệt nung đốt Phế, Phế bị nhiệt gây ra ho, suyễn, sốt, mồ hôi ra, Phế và Vị có nhiệt ứ trệ sẽ sinh ra khát, miệng khô, buồn bực. Tâm chủ tiếng nói, Phế chủ âm thanh, nhiệt nung đốt Tâm và Phế gây ra khan tiếng, tắc tiếng. Rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ, mạch Hồng Sác là dấu hiệu nhiệt ở thượng tiêu, Tâm, Phế. Mạch Phù là bệnh ở biểu.

3- Suyễn Do Đờm Trọc Trở Ngại Phế: thở gấp, ho, đờm nhiều, nặng th́ ho đờm vướng sặc, hông ngực buồn tức, miệng nhạt, ăn không biết ngon, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoạt.

Biện chứng: Đờm trọc ủng tắc ở Phế, làm cho Phế khí không thông giáng xuống được gây ra khó thở, đờm nhiều. Đờm thấp ủng trệ ở Tỳ Vị gây ra hông ngực buồn bực, miệng nhạt, ăn không biết ngon. Mạch Hoạt là biểu hiện của đờm trọc.

B- Hư Suyễn

4- Suyễn do Phế Hư: Thở gấp (suyễn), hơi thở ngắn, mệt mỏi, ho nhẹ, ra mồ hôi, sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, lưỡi đỏ nhạt, mạch  Hư Nhược .

Biện chứng: Phế chủ khí, Phế hư v́ vậy khí yếu, thở ngắn, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi. Vệ khí không vững v́ vậy sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, khí huyết hư yếu nên thấy mạch Nhược.

5- Suyễn Do Thận Hư: Hô hấp yếu, khi cử động mạnh th́ thở nhiều, cơ thể gầy ốm, ra mồ hôi, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, có khi tay chân và mặt phù nhẹ, tiểu ít, hay mơ, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Trầm.

Biện chứng: Thận là gốc của khí, Thận yếu không thu nạp được khí v́ vậy sinh ra thở ngắn, cử động mạnh th́ thở nhiều. Trung tiêu dương khí hư v́ vậy ăn uống không tiêu, làm cho cơ thể gầy ốm. Vệ khí yếu v́ vậy sợ gió, ra mồ hôi. Dương khí yếu th́ chân tay lạnh. Mạch Trầm Tế là biểu hiện của Thận hư, dương khí suy.

C. Điều Trị

Về nguyên tắc điều trị.

    Lúc bệnh chưa phát th́ dùng phép phù chính là chủ yếu. Lúc đă phát bệnh th́ dùng phép công tà làm chính. Phù chính khí phải phân biệt Âm Dương. Âm hư th́ bổ âm, dương hư th́ bổ dương. Công tà phải chú ư xem tà nặng hoặc nhẹ mà dùng ôn hàn hoặc tán phong hoặc tiêu đờm hoả. Bệnh lâu ngày chính khí thường hư, do đó, trong lúc dùng phương pháp tiêu tán cần thêm thuốc ôn bổ hoặc trong lúc ôn bổ cần thêm thuốc tiêu tán”.

    Uất th́ làm cho thông, hoả th́ dùng phép thanh đi, có đờm th́ làm cho tiêu đi, đó đều là thực tà và cũng dễ chữa. Duy có trường hợp tinh huyết bị kém, khí không trở về nguồn, v́ Phế phát khí ra, Thận nạp khí vào. Nay Thận hư không thực hiện được chức năng bế tàng, long lôi hoả do đó mà bốc lên, làm cho Phế khí bị thương, chỉ có thở ra mà không hít vào. Hoả không bị thuỷ ức chế, dương không bị âm liễm nạp, đó là nguy cơ âm vong dương thoát, chết trong chốc lát. Nếu bên ngoài thấy 2 g̣ má ửng đỏ, mặt đỏ, nửa người trên nóng nhiều, đó là chứng giả nhiệt, chân dương thoát ra ngoài, nếu dùng lầm một ít thuốc hàn, lương th́ nguy ngay. Chỉ nên bổ để liễm lại, nạp vào mà thôi…”.

Thuốc trị suyễn theo Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư.

1- Tán Hàn

Cơn suyễn thường phát vào lúc trời trở lạnh (mùa Thu, Đông) hoặc lúc gần sáng, khi sương, mưa nhiều, sau một cơn trúng lanh, sau khi tắm, dầm mưa hoặc do dị ứng bởi thức ăn. Trạng thái chung là co thắt. Thuốc tán hàn thường có vị cay, ấm, tính nóng, có tác dụng làm thư giăn cơ trơn, kích thích sự lưu thông máu ở mạch ngoại vi bị ứ trệ.

Những loại thuốc tán hàn như Quế, Gừng, Ngải cứu là những loại có tác dụng ngăn cản sự ứ trệ tuần hoàn mao mạch và chống co thắt, do đó, làm giảm được triệu chứng tức, nặng vùng ngực, vùng rốn phổi mỗi khi lên cơn suyễn.

2- Giáng Khí

Suyễn c̣n gọi là khí nghịch, để chỉ hiện tượng khó thở, làm cho khí bị đọng lại nhiều trong phế nang, v́ phế quản co lại nên điều trị phải làm cho khí giáng xuống, làm cho phế nang giăn ra. Thuốc giáng khí sau khi uống vào thường làm cho bệnh nhân thở được, trung tiện được, ợ hơi được, làm đỡ tức ngực, bụng.

Thường gồm các loại:

. Tinh dầu (Bạc hà, Trần b́, Thanh b́, Mộc hương, Tử tô...) vừa kích thích hô hấp, dăn phế quản vừa sát trùng.

. Những thuốc có Ancaloid ức chế Phó giao cảm như Cà độc dược, Ma hoàng...

3- Tiêu Đờm

Khi lên cơn suyễn, đờm tiết ra nhiều gây bít phế quản, v́ vậy, cần loại tiêu đờm.thường khó t́m được loại thuốc làm cho tan được chất nhầy, do đó, nên làm cho niêm mạc phế quản tiết thêm cho loăng đờm đặc để tống đờm ra ngoài, bằng việc kích thích ho để trục xuất đờm. Những thuốc long đờm thường là loại có Saponin như lá Táo, Bồ kết, Bán hạ...

4- Trừ Thấp

Thấp là ứ các chất Allergotoxin làm tăng sự thẩm thấu thành mạch gây ra hiện tượng phù viêm quanh chu vi mạch của niêm mạc, làm cho đường kính phế quản bị hẹp lại. Các thuốc trừ thấp có tác dụng chống viêm, chống dị ứng thường chứa Flavonoid có tác dụng làm bền vững thành mạch, hạn chế tiết xuất gây viêm.

Trong cơn suyễn, nhất là nơi người mạn tính, lượng nước tiểu thường ít đi, v́ thế, cần thêm thuốc lợi tiểu như Mă đề, Ư dĩ, Thổ phục linh...

Tuy nhiên, khi tháo ứ không phải chỉ chú trọng đến Thận mà c̣n phải chú ư đến Gan, mật, đại trường, do đó, nhiều khi trong bài thuốc trị suyễn, các vị thuốc xổ như Muồng trâu, Vỏ đại, Lô hội cũng có thể dùng được.

5- Bổ Hư

Nơi người bị suyễn, thần kinh thực vật thường bị mất cân bằng. Hệ thần kinh trung ương cũng bị xáo trộn, do đó, cần cho các vị thuốc bổ âm, nâng cao mức ức chế thần kinh.

Hoặc cho thuốc bổ dương để làm tăng hoạt tính giao cảm lên.

Rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh suyễn thường gặp trong trường hợp giao cảm thần kinh bị giảm, do đó, khi gần hết cơn suyễn, mồ hôi thường đổ ra nhiều, các chất mũi, đờm tiết ra, các cơ ngực, lưng mệt mỏi v́ vừa qua một trạng thái co cứng.

Điều Trị Lúc Lên Cơn

+ Thể phong hàn:

Tán hàn, tuyên phế, định suyễn.

Dùng bài Tam Cao Thang Gia Vị : 

Cam thảo 4g, Hạnh nhân 7 hạt, Ma hoàng 12g, Sắc uống.

(Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo (tức là bài Ma Hoàng Thang bỏ Quế chi) để tán hàn, tuyên phế, hoá đàm, định suyễn. Thêm Tiền hồ, Trần b́ để chỉ khái, hoá đàm).

    .         Tô Tử Giáng Khí Thang : Tô tử 36g, Tiền hồ, Hậu phác, Đương quy, Cam thảo đều 4g, Bán hạ 36g, Quất b́ 12g, Quế tâm 16g, Sinh khương 50g, Táo 5 trái. Sắc, chia làm 5 lần uống, sáng 3 lần, tối 2 lần.

.             Tiểu Thanh Long Thang : Ma hoàng, Thược dược, Bán hạ đều 12g, Chích thảo 8g, Quế chi (bỏ vỏ) 8g, Ngũ vị tử, Tế tân, Sinh khương đều 4g, Sắc uống ấm.

.             Linh Quế Truật Cam Thang : Phục linh 16g, Quế chi (bỏ vỏ) 12g, Bạch truật, Chích thảo đều 8g, sắc uống ấm.

Suyễn Do Phong Nhiệt

Thanh nhiệt, tuyên phế, b́nh suyễn.

Dùng bài    Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị : Cam thảo 4g, Hạnh nhân 12g, Ma hoàng 12g, Thạch cao 40g. Thêm Trần b́, Bối mẫu, Tiền hồ, Cát cánh, Sắc uống.

                 Định Suyễn Thang : Ma hoàng, Bán hạ đều 6-12g, Hạnh nhân, Tô tử 6-8g, Tang bạch b́, Khoản đông hoa đều 12g, Hoàng cầm 8-12g, Bạch quả 10-20 quả, Cam thảo 4g, sắc uống.

                Chỉ Háo Định Suyễn Thang: Ma hoàng, Tử uyển, Bối mẫu, Hạnh nhân đều 10g, Sa sâm 12g, Huyền sâm 16g. Sắc uống.

Thể phong đờm

 Hoá đờm, giáng khí, b́nh suyễn.

                Nhị Trần Thang hợp Tam Tử Thang gia giảm: Nhị Trần Thang (Bán hạ, Quất hồng, Phục linh, Cam thảo) + Tam Tử Thang (Tử tô tử, Bạch giới tử, La bặc tử).

                Tả Bạch Tán : Địa cốt b́, Tang bạch b́ (sao) đều 40g, Chích thảo 4g, thêm Tri mẫu, Qua lâu.

                Tiền Hồ Thang gia vị: Tiền hồ, Tang diệp, Tỳ bà diệp, Tri mẫu đều 16g, Kim ngân hoa 20g, Hạnh nhân, Mạch môn, Hoàng cầm, Khoản đông hoa, Cát cánh đều 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống.

Điều Trị Lúc Không Lên Cơn (Bệnh Ổn Định)

Thể phế hư

+ Dưỡng Phế, định suyễn 

 Dùng bài     Sinh Mạch Tán Gia Vị : Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 7 hột, Nhân sâm 12g. Thêm Ngọc trúc, Bối mẫu đều 8g, Sắc uống.

                   Bổ Phế Thang : Khoản đông hoa, Quế tâm, Nhân sâm, Tử uyển, Bạch thạch anh đều 40g, Ngũ vị tử, Chung nhũ phấn đều 60g, Tang bạch b́ (nướng) 160g, Mạch môn (bỏ lơi) 80g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, thêm Gừng 5 lát, Táo 3 trái, Gạo tẻ 1 nhúm, sắc uống.

                   Bổ Phế Thang : Tang bạch b́, Thục địa đều 60g, Nhân sâm, Tử uyển, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử đều 30g. Mỗi lần dùng 12g, thêm ít mật, sắc uống.

Thể Tỳ Hư:

Phép trị: Ích khí, kiện tỳ, hoá đờm. 

Dùng bài     Lục Quân Tử Thang hợp Nhị Trần Thang Gia Vị.

(Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích thảo để ích khí, kiện tỳ; Trần b́. Sinh khương, Bán hạ ôn hoá hàn đàm. Thêm chích Hoàng kỳ, Đương qui bổ khí huyết; Đại táo, Gừng nướng để ôn tỳ).

Trường hợp tiêu chảy bỏ Đương qui, Hoàng kỳ thêm Biển đậu, Mạch nha, Thương truật để trừ thấp, tiêu thực.

Thể Thận Hư:

 Bổ thận, nạp khí.

+ Thận âm hư, 

        dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn.

+ Thận dương hư 

        dùng bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm.

( Sinh địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đan b́, Bạch linh, Trạch tả (Lục Vị Địa Hoàng) bổ thận âm; nếu Khí âm hư thêm Sinh Mạch Tán (Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị) để bổ khí âm).

Thận dương hư: thêm Nhục quế, Chế Phụ tử (bài Bát Vị Địa Hoàng) để ôn bổ thận dương.

Di tinh, liệt dương thêm Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ; Ra mồ hôi, tiểu đêm nhiều thêm Kim anh tử, Ích trí nhân...

 Trường hợp tỳ thận dương hư 

          dùng bài "Chân Vũ Thang " (Chế Phụ tử, Bạch thược, Bạch linh. Bạch truật, Sinh khương) để ôn bổ tỳ thận.