CỔ TRƯỚNG, THUỶ CỔ 

( Xơ gan cổ trướng )

 

Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng khác nhau mà y học cổ truyền  mô tả bệnh xơ gan cổ trướng trong các chứng: ‘Tích Tụ’, ‘Cổ Trướng’, ‘Phúc Trướng’ , 'Thủy cổ" 

 Theo Y Học Hiện đại. Xơ gan là một bệnh mạn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, h́nh thành các cục tại mô gan. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 

Nguyên Nhân

Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:

l. Viêm gan do vi rút.

2. Nhiễm bệnh hấp huyết trùng (gặp nhiều ở Trung Quốc).

3. Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.

4. Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín... Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.

Theo y học cổ truyền th́ sự h́nh thành của xơ gan có liên quan đến 3 tạng Can, Tỳ và Thận. Nguyên nhân chính là do khí trệ, huyết ứ, thủy thấp ứ đọng trong cơ thể dẫn đến làm hư tổn thận âm, thận dương. Có thể giải thích cơ chế các triệu chứng bệnh lư như sau: Chứng hoàng đản và tích tụ trực tiếp ảnh huởng đến tạng Can. Can tàng huyết, thích sơ tiết, bệnh lâu ngày, Can không được thông điều sinh ra can khí uất sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị (can vị bất ḥa, tỳ vị hư nhược). Trên lâm sàng thường có các triệu chứng như ngực sườn đầy tức, ợ hơi, nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu lỏng... bệnh lâu ngày khí trệ sinh ra huyết ứ, biểu hiện các triệu chứng mạn sườn đau tức tăng cố định, môi lưỡi tím thâm, các hội chứng ứ huyết, xuất huyết. Mặt khác, nếu do ăn uống thiếu thốn thất thường, nghiện rượu quá độ cũng làm tổn thương tỳ vị, chức năng tỳ vận hoá kém nội sinh thấp nhiệt, tân dịch bị tổn thương. Nếu cảm nhiễm trùng độc hoặc hóa chất độc hại cũngđều do tác hại can tỳ mà sinh bệnh. Bệnh lâu ngày sẽ tổn hại thận, thận dương hư tiểu khó khăn, phù và cổ trướng nặng hơn, thận âm hư dẫn tới can thận âm hư, can hỏa vượng, can huyết hao tổn, can phong động sinh co giật hôn mê... Tóm lại bệnh xơ gan giai đoạn đầu chủ yếu là tổn thương can tỳ, khí ứ, huyết trệ, vào glai đoạn cuối tạng thận cũng bị tổn thương sinh ra tỳ thận dương hư và can thân âm hư, bệnh trầm trọng và khó trị.

Triệu Chứng lâm sàng chung :

- Giai đoạn bắt dầu: Chức năng gan c̣n bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rơ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụïng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn. Khám gan hơi to (có thể không to), có bệnh nhân lách to. Chức năng gan b́nh thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh.

- Giai đoạn toàn phát: Chức năng gan suy giảm rơ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rơ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. . hoặc có hiện tượng giăn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ. Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.

- Giai doạn cuối: Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rơ: cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan...

Chẩn Đoán ( Hiện nay chẩn đoàn xơ gan nên  kết hợp cân lâm sàng )

Chủ yếu là cần có sự chẩn đoán sớm qua những lần khám sức khỏe có định kỳ, chú ư những người có tiền sử bệnh gan vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, sống ở vùng có bệnh sốt rét, giun móc, công việc có tiếp xúc với hóa chất độc...

Chẩn đoán xơ gan căn cứ vào các mặt sau:

1. Tiền sử bệnh: Mắc bệnh viêm gan vi rút, hấp huyết trùng, sốt rét, bệnh gan mật, vàng da, điều kiện dinh dưỡng kém, nghiện rượu, suy tim phải kéo dài.

2. Gan lách to lúc mới mắc, gan to, mặt vùng gan nhẵn, hơi cứng, thời kỳ cuối gan co nhỏ, cứng, bề mặt lồi lơm, có ḥn cục, thường ấn đau không rơơ rệt, lách to hoặc rất to nếu có xuất huyết tiêu hóa thường lách nhỏ lại.

3. Chức năng gan suy giảm.

4. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

5. Kết quả sinh thiết: cấu trúc gan biến dạng, tăng sính tổ chức và sự h́nh thành các cục ở mô gan.

Căn cứ vào nguyên nhân xơ gan trên lâm sàng thường chia gan do viêm gan, xơ gan do rượu, xơ gan do mật, xơ gan do tim, xơ gan do sắc tố, xơ gan do hấp huyết trùng, do sốt rét...

Một số kết quả xét nghiệm và các phương pháp kiểm tra khác có thể tham khảo trong chẩn đoán.

a. Số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm, tế bào non của tủy tăng.

b. Nước tiểu có anbumin và trụ niệu.

c. Albumin huyết thanh giảm, Globulin huyết thanh tăng, tỷ lệ A/G giảm hoậc nghịch đảo, điện di protein có gamma-globulin tăng cao, bêta-globulin tăng vừa, albumin nhất là anbumin tiền huyết thanh giảm.

d. Phản ứng kết tủa và lên bông: EnTT, CCFT, TTT, TFT đều dương tính, bilirubin huyết thanh cao quá 2mg%, SGPT và SGOT đều tăng... đều có thể giúp chẩn đoán nhưng không có tính đặc hiệu.

e. Đối với xơ gan do mật, Cholesteron tăng cao, b́nh thường hoặc hơi thấp, nếu Cholesteron thấp rơ nói lên tiên lượng là không tốt.

f. Tiền hôn mê gan, Ammoniemia cao, vào giai đoạn cuối xơ gan thời gian prothrombin kéo dài rơ.

g. Trong bệnh xơ gan, AFT tăng cao.

h. Lúc cần và có điều kiện làm thêm siêu âm gan, chụp thực quản, soi dạ dày ổ bụng. để giúp chẩn đoán.

Điều Trị Y học Cổ truyền :

Theo sự phân tích về cơ chế sinh bệnh và theo y học cổ truyền th́ trong bệnh xơ gan, bệnh lư chủ yếu là can huyết ứ trệ, cho nên phép chữa chính là hoạt huyết hóa ứ và trong quá tŕnh điều trị cần phân biệt rơ các mặt tiêu bản, hư thực, hoăn cấp để chọn phép chữa thích hợp, chủ yếu theo 3 giai đoạn bệnh mà biện chứng luận trị.

l- Giai Đoạn Đầu: Bệnh mới bị, bệnh nhân c̣n khỏe.

Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ kiêm điều can lư tỳ.

 Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy 12- 16g, Xuyên Khung 8g, Chỉ xác 8g, Xuyên sơn giáp (nướng) 12g, Sinh địa hoàng 12g, Đào nhân 8 - 12g, Sài hồ 8- 12g, Ngũ linh chi 6-8g, Xích thược 8- 12g, Hồng hoa 6- 10g, Đơn sâm 12g, Miết giáp 12- 16g.

Gia giảm: Mệt mỏi nhiều, thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh để ích khí kiện tỳ. Ăn ít, bụng đầy, bỏ Miết giáp thêm Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc để tiêu thực. Miệng khô, tiêu ít, vàng, da nóng, vàng da, rêu lưỡi vàng dày, mạch Sác... có triệu chứng thấp nhiệt, bỏ Miết giáp, Đào nhân, Hồng hoa thêm Nhân trần, Chi tử, Liên kiều, Xa tiền, Trạch tả... Có triêu chứng hư nhiệt như sốt ḷng bàn chân, bàn tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác, bỏ Đào nhân, Hồng hoa thêm Tri mẫu, Địa cốt b́, Hạn liên thảo, Mạch môn, Ngũ vị tử... để thanh hư nhiệt. Ngủ kém thêm Táo nhân sao, Bá tử Nhân... để dưỡng tâm, an thần.

2. Giai Đoạn Toàn Phát: Chức năng gan suy giảm, cơ thể bệnh nhân yếu, đau hoặc không nhưng có phù, bụng đầy, có nước, vùng gan đầy tức... bệnh biểu hiện hư thực lẫn lộn.

Điều trị: Sơ can, hoạt huyết, kiện tỳ, lợi thủy.

 Dùng bài Tiêu Dao Tán thêm Ngũ B́ Ẩm gia giảm: Sài hồ 12 - 16g, Bạch truật 12g, Đan sâm 12g, Đại phúc b́ 8 - 10g, Đương qui 12 - 16g, Bạch linh 12g, Chỉ thực 8g, Tang bạch b́ 12g, Xích thược 10g, Đảng sâm 12g, Trần b́ 8g, Gừng tươi 3 lát.

Gia giảm: Mạn sườn đau nhiều, gan lách to, có nốt ứ huyết thêm Đương quy vĩ, Xuyên sơn giáp, chế Hương phụ, Uất kim để tăng thêm tác dụng hành khí, hoạt huyết. Có triệu chứng huyết hư thêm Bạch thược, Thục địa, Hà thủ ô, Kỷ tử, Hoa ḥe để bổ huyết, chỉ huyết. Can thận âm hư, sốt nhẹ, ḷng bàn chân tay nóng, chất lưỡi thon đỏ, mạch Huyền Tế cần thêm thuốc tư dưỡng can thận như Sa sâm, Mạch môn Ngũ vị tử, Sinh địa, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Bạch thược, Hạn liên thảo...

3. Giai đoạn cuối: Đến giai đoạn cuối th́ cơ thể người bệnh đă quá suy yếu do chính khí hư nhưng cổ trướng lại tăng (tà khí thực) nên phép chữa phải dùng vừa công vừa bổ, cần chú ư nắm nguyên tắc ‘cấp trị tiêu, hoăn trị bản’, phép trị bản chủ yếu bổ khí huyết, sơ Can, kiện tỳ. Trị tiêu chủ yếu là công trục cổ trướng...

Điều  trị: Bổ khí huyết. 

Dùng bài Bát Trân Thang, Thập Toàn Đại Bổ gia giảm .

Đảng sâm 12g, Bạch truật 30-60g, Kỷ tử 12-20g Đơn sâm 12-20g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12-20g, Sơn dược 12- 16g, Xa tiền tử 12-20g, Bạch phục linh 12g, Bạch thược 12-20g, Ư dĩ nhân 12-20g Chích thảo 4-8g.

Gia giảm: Tỳ thận dương hư, ăn kém, tiêu lỏng, mặt xạm, lưng đau, bàn chân phù, chân tay lạnh, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch Trầm, Tŕ, Huyền, cần ôn bổ tỳ thận, dùng bài thuốc gồm các vị chế Phụ tử, Nhục quế, Xuyên ngưu tất, Pḥng kỷ, Can khương, Bạch linh, Bạch truật, Trạch tả... Trường hợp can thận âm hư, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt khô, ít ngủ, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Huyền Tế Sác... cần tư dưỡng can thận, dùng bài thuốc gồm các vị: Hà thủ ô, Kỷ tử, Sinh địa, Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc, Đan sâm, Kê huyết đằng, Quy bản, Miết giáp... Trường hợp xuất huyết nhiều (nôn ra máu hoặc tiêu ra máu, hôn mê gan, cần xử trí cấp cứu kết hợp Đông Tây Y).

Trường hợp cổ trướng nặng gây nên khó thở cần công trục cổ trướng, có thể dùng một trong những bài sau: 

 Bị Cấp Hoàn (Ba đậu bỏ vỏ, ép hết dầu, Đại hoàng, Can khương, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mịn, luyện mật ong, làm viên), mỗi lần uống 1-2g với nước ấm. 

Ngũ Công Tán (Khiên ngưu tử 120g, Tiểu hồi hương 30g, tán bột, làm viên. Mỗi lần uống l,5-3g, nuốt ngày 1-2 lần. 

Gia Vị Thập Táo Thang: Đại kích (chế dấm), Nguyên hoa, Cam toại, Hổ phách, Trầm hương, Hắc Bạch sửu, lượng bằng nhau, tán bột mịn, trộn đều) mỗi lần uống l,5-3g với nưóc sắc Táo tàu. Chu Xa Hoàn (Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, Đại hoàng, Hắc sửu, Mộc hương, Trần b́, Thanh b́, Khinh phấn, Binh lang). Mỗi lần uống 07,5 – 1g.

Chú ư đối với những bệnh nhân có xuất huyết, có bệnh tim, người bệnh quá suy kiệt, không nên dùng phép trục thủy. Lúc dùng phép trục thủy nên kết hợp Tây y truyền dịch để tránh được trạng thái mất nước tổn hại chân âm. 

Có thể dùng  Lư Ngư Xích Tiểu Đậu Thang: Cá chép 1 con 500g, đánh vảy sạch, bỏ ḷng ruột. Xích tiểu đậu 60g, không cho muối, nấu chín nhừ lọc qua vải lấy nước uống, ngày uống 1 thang, uống liền trong 2-3 tuần .