Điều 76 Nan viết: “Thế nào gọi là bổ tả ? Lúc cần bổ nên thủ khí ở đâu ? Lúc cần tả, nên loại bỏ khí nơi đâu ?”.
Thực vậy: “Lúc cần bổ nên thủ khí ở vệ khí, lúc cần tả, nên loại bỏ khí ở vinh khí. Khi nào Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư, trước hết nên bổ Dương khí, sau đến là tả Âm khí. Khi nào Âm khí bất túc, Dương khí hữu dư, trước hết nên bổ Âm khí, sau là đến tả Dương khí. Làm thế nào để cho vinh vệ được thông hành, đó mới là con đường quan yếu (của phép bổ tả)”.
Điều 77 Nan viết: “Kinh nói: Thầy thuốc giỏi (thượng công) (là bậc thầy biết) trị: t́m hiểu, nghiên cứu phép trị những trường hợp chưa bệnh. Thầy thuốc bậc trung chỉ biết trị những trường hợp đă bệnh. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Khi nói trị vị bệnh có nghĩa là thấy bệnh của Can th́ biết là Can sẽ truyền cho Tỳ, v́ thế trước hết nên thực cho Tỳ khí, nhằm đừng để cho Tỳ phải nhận lấy tà khí của Can. Đó là ư nghĩa trị vị bệnh. Khi nói thầy thuốc bậc trung chỉ biết trị cái đă bệnh là muốn nói (bậc người này) khi thấy Can bệnh họ không hiểu rằng (có sự) tương truyền (từ Can sang cho Tỳ), họ chỉ nhất Tâm: một ḷng chuyên chú lo trị Can mà thôi. Đó gọi là trị dă bệnh”.
Điều 78 Nan viết: “Phép châm có bổ, có tả. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Phép bổ và tả không chỉ nhất thiết chỉ là hô và hấp để nhổ kim ra và đưa kim vào mà thôi.
Thực vậy, người biết phép châm dựa vào tay trái, kẻ không biết phép châm chỉ dựa vào tay mặt. Gặp lúc phải châm, trước hết ta dùng tay trái áp đè lên nơi huyệt vinh hoặc du mà ta phải châm, rồi dùng phép ấn, phép dùng móng bấm nặng hoặc nhẹ, lúc khí đến mà h́nh trạng của khí như mạch động, ngày lúc đó châm kim vào. Khi đắc khí; ta đưa kim đi sâu hơn, đó gọi là bổ. Khi nào ta lắc kim để làm kim lỏng rồi rút kim ra, gọi là tả. Trường hợp không thấy có đắc khí, ta áp dụng phép châm ngoài và trong của nam và nữ. Nếu vẫn không đắc khí, ta gọi đó là chết mười phần, không trị được”.
Điều 79 Nan viết: “Kinh nói: Khí nghịch mà ta dùng phép đoạt, làm sao tránh khỏi sẽ gây cho khí bị hư thêm ? (Khi khí đă ra đi) mà ta rượt theo để thêm cho nó làm sao tránh khỏi gây cho khí bị thực thêm ? Khi nói đến hư và thực là muốn nói đến một cái ǵ được như mất. Khi nói đến thực và hư là muốn nói đến một cái ǵ như có như không có. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Khi nói “nghênh nhi đoạt chi” là nói đến tả tử, khi nói “tùy nhi tế chi” là nói đến bổ mẫu.
Giả sử Tâm bị bệnh, ta tả huyệt Du của kinh Thủ Tâm chủ, đó là ta dùng phép “nghênh nhi đoạt chi”. Khi ta bổ huyệt Tỉnh của Thủ Tâm chủ, đó là ta dùng phép “tùy nhi tế chi”.
Cái gọi là thực và hư, đó là ư nói đến lao và nhu. Khí đến lao thực gọi là đắc, khí đến nhu hư, gọi là thất. Cho nên mới nói “như được như mất...”.
Điều 80 Nan viết: “Kinh nói có khi nhận thấy để mà châm kim vào, có lúc nhận thấy để mà rút kim ra. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Điều gọi là “có lúc nhận thấy để mà châm kim vào...”, ư nói tay trái nhận thấy có khí đến để mà châm kim vào. Khi châm vào xong, lúc nào thấy khí tận th́ rút kim ra. Đó là ư nghĩa câu “hữu kiến nhi nhập, hữu kiến nhi xuất” vậy”.
Điều 81 Nan viết: “Kinh nói: Đừng (chữa bệnh bằng cách) làm thực thêm cái đang thực, đừng làm hư thêm cái đang hư, đừng tổn cái đang bất túc để ích ( thêm) thêm cái đang hữu dư. Đó do mạch của Thốn khẩu ư ? Hay do sắp bị bệnh mà tự bị hư thực ? Vấn đề tổn hay ích phải như thế nào ?”.
Thực vậy: “Đây không nói đến mạch của Thốn khẩu, mà chỉ nói đến bệnh rồi bị hư thực. Giả sử Can thực mà Phế hư, Can thuộc Mộc, Phế thuộc Kim. Kim và Mộc phải được cùng làm cho b́nh nhau và ta phải biết Kim th́ b́nh Mộc. Giả sử Phế thực mà Can hư, hơi thiếu khí, người dụng châm không tả Can và ngược lại thêm (trùng) cho Phế, cho nên cũng gọi là 'thực thêm cái thực, hư thêm cái đang hư', tổn cái bất túc, thêm cho cái hữu dư. Đây là hành động tai hại của bậc thầy 'trung công' vậy”.