Điều 71 Nan viết: “Kinh nói: Châm vinh khí (phải làm sao) đừng để làm thương đến vệ khí; châm vệ khí (phải làm sao) đừng để thương đến vinh khí. Nói thế là sao ?”.
Thực vậy: “Châm vào vùng Dương khí, phải để kim nằm xiên để châm vào; châm vùng Âm khí, trước hết dùng tay trái xoa đè xuống nơi huyệt vinh du mà ḿnh định châm, đợi khi nào khí tán th́ mới châm kim vào trong. Đây gọi là phương pháp “châm vinh đừng làm thương vệ, châm vệ đừng làm thương vinh”.
Điều 72 Nan viết: “Kinh nói: Nếu có thể biết được khí để châm “nghênh hoặc tùy”, th́ có thể điều được khí. C̣n phương pháp để điều khí là ở tại Âm Dương. Nói vậy là sao ?”.
Thực vậy: “Điều mà chúng ta gọi là phép “nghênh tùy”, tức là ta phải biết đường lưu hành của vinh vệ, đường văng lai của kinh mạch. Từ đó ta “tùy theo” sự nghịch thuận của nó để thủ huyệt châm. Đó gọi là “nghênh tùy”.
Câu “phương pháp điều khí là ở tại Âm Dương” ư nói ta phải biết cả nội ngoại biểu lư rồi “tùy theo” Âm và Dương để mà điều khí. Đó là ư nghĩa của câu nói “Điều khí chi phương tất tại Âm Dương”.
Điều 73 Nan viết: “Các huyệt Tỉnh th́ phần cơ nhục cạn và mỏng, khí ít mà bất túc đă tạo ra như thế. Phép châm phải thế nào ?”.
Thực vậy: “Các huyệt Tỉnh thuộc Mộc, các huyệt vinh thuộc Hỏa. Hỏa là con của Mộc. Nếu châm huyệt Tỉnh th́ tả bằng huyệt Vinh. Cho nên Kinh mới nói: Khi phải bổ th́ không thể châm tả, phải tả th́ không thể châm bổ. Đây chính là ư nghĩa đă nói trên”.
Điều 74 Nan viết: “Kinh nói: Mùa xuân châm huyệt Tỉnh, mùa hạ châm huyệt Vinh, mùa qúy hạ châm huyệt Du, mùa thu châm huyệt Kinh, mùa đông châm huyệt Hợp. Nói thế là sao ?”.
Thực vậy: “Khi nói mùa xuân châm huyệt Tỉnh, đó là tà khí đang ở tại Can; mùa hạ châm huyệt Vinh, đó là tà khí đang ở tại Tâm; mùa qúy hạ châm huyệt Du đó là tà khí đang ở tại Tỳ; mùa thu châm huyệt Kinh đó là tà khí đang ở tại Phế; mùa đông châm huyệt Hợp đó là tà khí đang ở tại Thận”.
“Can Tâm Tỳ Phế Thận ràng buộc với mùa xuân hạ thu đông, tại sao ?”.
Thực vậy: “Một tạng khi bị bệnh sẽ biểu hiện ra làm 5 dạng khác nhau. Giả sử Can bệnh, nếu sắc thanh, đó là bệnh ở Can, nếu mùi xú là táo, đó là bệnh ở Can, nếu thích vị toan, đó là bệnh ở Can, nếu thích “hô”, đó là bệnh ở Can, nếu hay khóc, đó là bệnh ở Can. Sự biểu hiện của bệnh rất đa dạng, không thể nói hết được. (Sự vận hành) của từ thời có độ số của chúng, nhưng đều gắn liền với bốn mùa xuân hạ thu đông. Cho nên, cái lẽ trọng yếu và vi diệu của phép châm tế nhị như là sợi lông mùa thu vậy”.
Điều 75 Nan viết: “Kinh nói: Đông phương thực, tây phương hư, tả nam phương, bổ bắc phương. Nói thế là thế nào ?”.
Thực vậy: “Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cần phải đóng vai hỗ tương để làm b́nh nhau. Đông phương thuộc Mộc, tây phương thuộc Kim. Mộc muốn thực, mà Kim phải b́nh. Hỏa muốn thực, Thổ phải b́nh. Đông phương thuộc Can, ta biết Can đang thực, Tây phương đang Phế, ta biết Phế đang hư. Ta tả nam phương Hỏa, ta bổ bắc phương Thủy Nam phương Hỏa, mà Hỏa là con của Mộc. Bắc phương Thủy mà Thủy là mẹ của Mộc. Thủy thắng Hỏa, đó là con có thể làm cho mẹ thực, mẹ có thể làm cho con hư. Cho nên khi ta tả Hỏa bổ Thủy, đó là ta muốn làm cho Kim không thể b́nh Mộc. Kinh nói: Nếu không thể trị được chứng hư th́ c̣n hỏi ǵ đến điều khác nữa ! Ư nghĩa là như thế !”.