Điều 51 Nan viết: “Có những bệnh (mà người bệnh) muốn được ấm, (cũng có những bệnh mà người bệnh) muốn được lạnh, muốn được thấy người khác, không muốn thấy người khác, (các trường hợp trên) đều không giống nhau. Như vậy, bệnh ở tại tạng phủ nào ?”.
Thực vậy: “Những bệnh (mà người bệnh) muốn được lạnh và cũng muốn thấy người khác, đó là bệnh tại phủ. Những bệnh (mà người bệnh) muốn được ấm và không muốn thấy người khác, đó là bệnh ở tạng”.
“Dựa vào đâu để nói được như vậy ?”.
“Phủ thuộc Dương, bệnh thuộc Dương th́ người bệnh muốn được lạnh và cũng muốn nh́n thấy người khác. Tạng thuộc Âm, bệnh thuộc Âm th́ người bệnh muốn được ấm và chỉ muốn đóng kín cửa lại để ở một ḿnh, ghét nghe thấy tiếng người khác. Đó là (những biểu hiện) để ta biết được bệnh của tạng hay của phủ vậy”.
Điều 51 Nan viết: “Có những bệnh (mà người bệnh) muốn được ấm, (cũng có những bệnh mà người bệnh) muốn được lạnh, muốn được thấy người khác, không muốn thấy người khác, (các trường hợp trên) đều không giống nhau. Như vậy, bệnh ở tại tạng phủ nào ?”.
Thực vậy: “Những bệnh (mà người bệnh) muốn được lạnh và cũng muốn thấy người khác, đó là bệnh tại phủ. Những bệnh (mà người bệnh) muốn được ấm và không muốn thấy người khác, đó là bệnh ở tạng”.
“Dựa vào đâu để nói được như vậy ?”.
“Phủ thuộc Dương, bệnh thuộc Dương th́ người bệnh muốn được lạnh và cũng muốn nh́n thấy người khác. Tạng thuộc Âm, bệnh thuộc Âm th́ người bệnh muốn được ấm và chỉ muốn đóng kín cửa lại để ở một ḿnh, ghét nghe thấy tiếng người khác. Đó là (những biểu hiện) để ta biết được bệnh của tạng hay của phủ vậy”.
Điều 53 Nan viết: “Kinh nói: Bệnh do “Thất truyền” th́ chết, bệnh do “gián tạng” th́ sống. Đó là nói ǵ ?”.
Thực vậy: “”thất truyền” có nghĩa là truyền cho cái “sở thắng”. “Gián tạng” có nghĩa là truyền cho con ḿnh”.
“Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
“Giả sử Tâm bệnh truyền lại cho Phế; Phế truyền lại cho Can; Can truyền lại cho Tỳ; Tỳ truyền lại cho Thận; Thận truyền lại cho Tâm. Đến đây th́ một tạng không thể chịu truyền bệnh đến 2 lần, cho nên gọi là “thất truyền”, (truyền đến lần thứ 7) th́ chết.
Giả sử Tâm truyền bệnh cho Tỳ; Tỳ truyền cho Phế; Phế truyền cho Thận; Thận truyền cho Can; Can truyền cho Tâm. Đó là lối “mẹ con truyền nhau”, truyền đến cuối rồi lại bắt đầu trở lại, như chiếc ṿng ngọc tṛn không đầu mối. Cho nên gọi nó là “sinh: sống”.
Điều 54 Nan viết: “Tạng bệnh th́ khó trị, phủ bệnh lại dễ trị, tại sao thế ?”.
Thực vậy: “Tạng bệnh sở dĩ khó trị là v́ nó truyền cho cái “sở thắng”, phủ bệnh sở dĩ dễ trị là v́ nó truyền cho con nó, giống với phép “thất truyền” và “gián tạng”.
Điều 55 Nan viết: “Bệnh có tích, có tụ, làm thế nào để phân biệt được ?”.
Thực vậy: “Tích thuộc về Âm khí. Tụ thuộc về Dương khí, Do đó mà Âm khí th́ trầm mà phục, Dương khí th́ phủ mà động. Khí tích lại gọi tên là Tích, khí tụ lại gọi tên là Tụ. Cho nên, Tích do ngũ tạng sinh ra, Tụ do lục phủ thành ra. Tích thuộc Âm khí, khi nó mới bắt đầu phát đều có nơi chỗ rơ ràng, sự đau nhức không rời chỗ bệnh, nó lên hay xuống đều có chỗ chấm dứt và bắt đầu, 2 bên tả hữu đều có chỗ tận cùng của nó. Tụ thuộc Dương khí, khi nó bắt đầu phát đều không có nơi gốc rễ, nó lên xuống đều không có nơi dừng lại, chỗ đau nhức không nơi nhất định. Ta gọi đó là Tụ. V́ thế ta dùng những mô tả trên để phân biệt bệnh về Tích và Tụ vậy”.