Điều 46 Nan viết: “Người già nằm mà không ngủ được, c̣n những người thuộc lớp tuổi thiếu tráng th́ nằm ngủ mà không bị thức, tại sao ?”.
Thực vậy: “Những người thuộc lớp tuổi thiếu tráng th́ huyết khí thịnh, cơ nhục c̣n trơn nhuận, khí đạo c̣n thông, sự vận hành của vinh và vệ không mất đi lẽ thường của nó, cho nên ban ngày họ được “tinh: sáng suốt, hợp với Dương”, ban đêm họ không bị thức (không mất ngủ). Người già th́ huyết khí suy, cơ nhục không c̣n trơn nhuận, đường vận hành của vinh vệ bị chậm lại, cho nên ban ngày họ không thể “nhanh nhẹn, sáng suốt”, ban đêm không ngủ được. Đó là lư do cho biết tại sao người già th́ không ngủ được”.
Điều 47 Nan viết: “Chỉ có gương mặt người là có thể chịu được lạnh, tại sao thế ?”.
Thực vậy: “Đầu của con người là nơi hội của các kinh Dương. Các mạch của Âm đều lên đến cổ, ngực rồi quay trở xuống, chỉ có mạch Dương lên đến trên đầu mà thôi. Do đó, nó làm cho gương mặt chịu được lạnh vậy”.
Điều 48 Nan viết: “Con người có tam hư, tam thực, thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Có sự hư thực của mạch, có sự hư thực của bệnh, có sự hư thực của chẩn.
Khi nói “hư thực của mạch”, có nghĩa là nếu nhu th́ thuộc hư, nếu khẩn và lao (cứng) th́ thuộc thực.
Khi nói “hư thực của bệnh”, có nghĩa là nếu bệnh từ trong phát ra th́ thuộc hư, nếu bệnh từ ngoài nhập vào th́ thuộc thực. Bệnh c̣n nói chuyện được thuộc hư, bệnh không c̣n nói chuyện được thuộc thực. (Bệnh thể) ḥa hoăn thuộc hư, bệnh thể cấp khẩn thuộc thực.
Khi nói “hư thực của phép chẩn”, có nghĩa là nếu vùng b́ phu c̣n nhu hoăn thuộc hư, nếu vùng b́ phu bị căng cứng thuộc thực. Nếu vùng b́ phu c̣n biết ngứa th́ thuộc hư, nếu c̣n biết thống th́ thuộc thực. Nếu (ấn nhẹ) bên ngoài mà bị thống, nếu (ấn mạnh) vào đến bên trong mà thấy khoan khoái, đó là ngoài bị thực, trong bị hư. Nếu ấn mạnh mà thấy thống, nếu ấn nhẹ mà thấy khoan khoái, đó là trong bị thực mà ngoài bị hư. Ta gọi đó là t́nh trạng “hư thực” vậy”.
Điều 49 Nan viết: “Có “chính kinh tự bệnh” lại có “ngũ tà làm thương (thành bệnh)”. làm thế nào để phân biệt được ?”.
Thực vậy: “Kinh nói: Ưu sầu tư lự th́ làm thương Tâm. Thân ḿnh bị lạnh, uống thức lạnh th́ làm thương Phế. Sự tức giận làm cho khí nghịch lên trên mà không xuống được làm thương Can. Ăn uống và lao nhọc th́ làm thương Tỳ. Ngồi lâu ở nơi ẩm thấp, ráng sức ở dưới nước th́ làm thương Thận. Đây là trường hợp tự bệnh của chính kinh”.
“Thế nào là ngũ tà (gây bệnh) ?”.
Thực vậy: “Có “trúng Phong”, có “Thương thử”, có “ăn uống và lao nhọc”, có “thương hàn”, có “trúng thấp”, ta gọi đây là ngũ tà (gây bệnh)”.
“Giả sử Tâm bệnh. Dựa vào đâu để biết rằng đó là do trúng Phong gây nên ?”.
Thực vậy: “Sắc phải xích”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Can chủ về sắc, Can tự nhập vào ḿnh th́ sắc thanh, nhập vào Tâm th́ sắc xích, nhập vào Tỳ th́ sắc hoàng, nhập vào Phế th́ sắc bạch, nhập vào Thận th́ sắc Hắc. Can là tà của Tâm, cho nên ta biết sắc diện phải xích. Khi phát bệnh th́ thân ḿnh nhiệt, dưới sườn bị măn, thống, mạch phù đại mà huyền”.
“Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do thương thử gây nên ?”.
Thực vậy: “Phải ghét mùi xú”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Tâm chủ về xú. (Tâm) tự nhập vào ḿnh th́ gây thành “tiêu” xú, nhập vào Tỳ th́ gây thành “hương” xú, nhập vào Can th́ gây thành “táo” xú, nhập vào Thận th́ gây thành “hủ” xú, nhập vào Phế th́ gây thành “tinh” xú. Cho nên, ta biết rằng đó là Tâm bệnh do thương thử mà gây nên th́ (bệnh nhân) phải ghét mùi xú. Khi phát bệnh th́ thân ḿnh nhiệt mà bứt rứt, Tâm bị thống, mạch phù đại mà tán”.
“Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do ăn uống và lao nhọc gây nên ?”.
Thực vậy: “Phải thích vị khổ. Nếu hư th́ không thích ăn, nếu thực th́ thèm ăn”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Tỳ chủ về vị. (Tỳ) nhập vào Can thành vị toan, nhập vào Tâm thành vị khổ, nhập vào Phế thành vị tân, nhập vào Thận thành vị hàm, (Tỳ) tự nhập thành vị ca. Cho nên ta biết rằng tà khí của Tỳ nhập vào Tâm th́ gây thành chứng thích vị khổ. Khi phát bệnh th́ thân ḿnh nhiệt mà tay chân nặng, thích nằm, tứ chi không co duỗi thoải mái, mạch phù đại mà hoăn”.
“Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do thương hàn gây nên ?”
Thực vậy: “(Bệnh nhân) phải nói sàm ngôn vọng ngữ”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Phế chủ về thanh (âm). (Phế) nhập vào Can thành hô (kêu, la), nhập vào Tâm thành ngôn (hay nói), nhập vào Tỳ thành ca (hát), nhập vào Thận thành thân(rên), (Phế) tự nhập vào ḿnh thành khóc. Cho nên ta biết rằng tà khí của Phế nhập vào Tâm sẽ gây thành chứng sàm ngôn, vọng ngữ. Khi phát bệnh th́ thân ḿnh nhiệt ớn ớn sợ lạnh, nếu nặng sẽ bị ho suyễn, mạch phù đại mà sắc”.
“Dựa vào đâu để biết rằng (Tâm bệnh) là do trúng Thấp gây nên?”.
Thực vậy: “(Bệnh nhân) phải ra mồ hôi không ngừng”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Thân chủ về Thấp. (Thận) nhập vào Can thành nước mắt, nhập vào Tâm thành mồ hôi, nhập vào Tỳ thành nước bọt (hoặc chất dịch nhờn), nhập vào Phế thành nước mũi, (Thận) tự nhập vào ḿnh thành nước bọt (thóa). Cho nên ta biết rằng khi tà khí của Thận nhập vào Tâm sẽ làm cho bệnh nhân mồ hôi ra không dứt. Khi phát bệnh th́ thân ḿnh nhiệt mà vùng thiếu phúc thống, cẳng chân bị lạnh mà nghịch, mạch trầm nhu mà đại. Trên đây là những phép để biết ngũ tà (gây bệnh)”.
Điều 50 Nan viết: “Bệnh có Hư tà, có Thực tà, có Tặc tà, có Vi tà, có Chính tà. Lấy ǵ để phân biệt ?”.
Thực vậy: “Đi từ phía sau đến gọi là hư tà; đi từ phía trước đến gọi là Thực tà; đi từ “sở bất thắng” đến gọi là Tặc tà; đi từ “sở thắng” đến gọi là Vi tà; tự bệnh gọi là chính tà”.
“Dựa vào đâu để nói như thế ?”.
“Giả sử Tâm bệnh: do trúng phong mà bị bệnh gọi là Hư tà; do thương thử mà bị bệnh gọi là Chính tà; do ăn uống lao nhọc mà bị bệnh gọi là Thực tà; do thương hàn mà bị bệnh gọi là Vi tà; do trúng Thấp mà bị bệnh gọi là Tặc tà”.