Điều 26 Nan viết: “Kinh có 12, lạc có 15. Con số 3 lạc dư ra đó là lạc nào ?”.
Thực vậy: “Có Dương lạc, có Âm lạc, có đại lạc của Tỳ. Dương lạc là lạc của mạch Dương kiểu, Âm lạc là lạc của Âm kiểu. V́ thế lạc có tất cả là 15 lạc”.
Điều 27 Nan viết: “Mạch, có Kỳ kinh bát mạch, không bị ràng buộc với 12 kinh, nói như thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Có mạch Dương duy, có mạch Âm duy, có mạch Dương kiểu, có mạch Âm kiểu, có mạch Xung, có mạch Đốc, có mạch Nhậm, có mạch Đới. Phàm bát mạch này đều không ràng buộc với các chính kinh, cho nên gọi là “Kỳ kinh bát mạch”.
“Kinh có 12, lác có 15, tất cả gồm 27 khí, cùng theo nhau mà lên xuống, tại sao lại đơn độc có (bát mạch) lại không ràng buộc với các kinh ?”.
Thực vậy: “Bậc thánh nhân xây đựng đồ án, thiết lập các đường lạch nước, thông lợi thủy đạo nhằm chuẩn bị cho các trường hợp bất thường, trời mưa xuống làm cho các lạch nước bị tràn ngập. Lúc bấy giờ mưa rào vong hành, thánh nhân không thể kịp lập đồ á. Đây là lúc mà lạc mạch bị tràn ngập và các kinh cũng không thể kịp liên hệ nhau”.
Điều 28 Nan viết: “(Như đă nói) Kỳ kinh bát mạch vốn đă không bị ràng buộc với 12 kinh. Vậy tất cả đă bắt đầu từ đâu ? tiếp nối như thế nào ?”.
Thực vậy: “Đốc mạch khởi lên từ huyệt Hạ cực, nhập vào theo bên trong cột sống, lên trên đến huyệt Phong phủ, nhập vào năo.
Nhậm mạch khởi lên ở dưới huyệt Trung cực, lên đến cḥm lông mu, dọc theo bên trong bụng, lên đến huyệt Quan nguyên, rồi lên đến yết hầu.
Xung mạch khơi2 lên ở huyệt Khí xung, cùng với kinh Dương minh áp theo vùng rốn lên trên đến giữa ngực để rồi tán rộng ra.
Đới mạch khởi lên ở huyệt Đới mạch nằm dưới sườn cuối, quay quanh 1 ṿng thân ḿnh.
Dương Kiểu mạch khởi lên ở giữa gót chân, dọc theo mắt cá ngoài lên đến trên để nhập vào huyệt Phong tŕ.
Âm Kiểu mạch cũng khởi lên ở giữa gót chân, dọc theo mắt cá trong, lên trên đến yết hầu, giao nhau để xuyên qua Xung mạch.
Dương duy mạch và Âm duy mạch ràng buộc và liên lạc toàn thân, nó tràn ngập và hàm chứa không thể chảy quanh và tưới thấm các kinh. Cho nên, Dương duy mạch khởi lên ở nơi hội các kinh Dương, Âm duy mạch khởi lên ở nơi hội của các kinh Âm.
Đây ví với các bậc thánh nhân xây dựng đồ án, thiết lập các đường lạch nước. Khi các đường lạch nước tràn đầy nó sẽ chảy vào các hồ ao sâu hơn, sẽ khiến cho thánh nhân không thể làm cho thông được, ví như mạch của con người bị lớn thịnh lên sẽ nhập vào bát mạch không c̣n chảy quanh được nữa và 12 kinh cũng không thể làm cho thông được. Khi nó bị thọ tà khí, bị uẩn súc làm cho (người bệnh) bị sưng thũng, nhiệt, ta dùng phép biễm xạ.
Điều 29 Nan viết: “Kỳ kinh (bát mạch) gây bệnh như thế nào ?”.
Thực vậy: “Mạch Dương duy ràng buộc với các kinh Dương; Mạch Âm duy ràng buộc với các kinh Âm. Khi mà Âm Dương không c̣n tự ḿnh ràng buộc lấy nhau nó sẽ làm cho bồn chồn như người thất chí, chao đảo không tự giữ vững lấy ḿnh được”.
Âm kiểu mạch gây bệnh th́ phía Dương bị lơi lỏng, phía Âm bị co cấp; Dương kiểu mạch gây bệnh th́ phía Âm bị lơi lỏng, phía Dương bị co cấp.
Xung mạch bây bệnh làm cho nghịch khí và lư cấp.
Đốc mạch gây bệnh làm cho cột sống cứng mà quyết lănh.
Nhậm mạch gây bệnh làm cho bên trong (thiếu phúc) bị kết tụ. Con trai bị chứng thất sán, con gái th́ bị chứng hà tụ.
Đới mạch gây bệnh làm cho bụng bị đầy, thắt lưng bị chơi vơi như đang ngồi giữa ḍng nước.
Dương duy mạch gây bệnh bị chứng hàn nhiệt; Âm duy mạch gây bệnh làm cho Tâm bị thống. Trên là Kỳ kinh bát mạch gây thành bệnh”.
Điều 30 Nan viết: “Vinh khí khi vận hành có thường đi theo với vệ khí hay không ?”.
Thực vậy: “Kinh nói: con người thọ ở cốc khí. (Thủy) cốc khi nhập vào Vị, sau đó mới truyền đến ngũ tạng lục phủ. Ngũ tạng lục phủ đều nhận lấy (cốc) khí: phần thanh (của khí) thành “vinh”, phần trọc thành “vệ”. Vinh khí vận hành trong mạch, vệ khí vận hành ngoài mạch, (tất cả) làm tươi cho toàn thân không ngừng nghỉ. Vận hành đủ 50 chu rồi trở lại đại hội. Thế là Âm Dương cùng quán thông nhau như chiếc ṿng ngọc không đầu mối. Nhờ đó ta biết được vinh và vệ cùng đi theo nhau”.