Điều 21 Nan viết: “Kinh nói: Con người nếu h́nh bị bệnh mà mạch không bệnh th́ sống; nếu mạch bệnh mà h́nh không bệnh là chết. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “Khi nói “con người nếu nói h́nh bệnh mà mạch không bệnh” không phải là không có bệnh, ư nói rằng “tức số: số hơi thở” không ứng với mạch số mà thôi. Đây là nói về “pháp: nguyên lư” lớn.
Điều 22 Nan viết: “Kinh nói: Mạch có “Thị động bệnh” có “Sở sinh bệnh” thuộc huyết. Khi tà khí ở tại khí th́ khí sẽ biến thành “Thị động”, khi tà khí ở tại huyết th́ huyết sẽ biến thành “Sở sinh bệnh”. Khí chủ về chưng bốc lên, huyết chủ về làm nhuận trơn. Khi mà khí lưu lại không vận hành được, đó là khí “tiên bệnh”, khi huyết bị ủng trệ không c̣n nhu nhuận, đó là huyết “hậu bệnh”. V́ thế trước hết là “Thị động”, sau đến là “Sở sinh bệnh”.
Điều 23 Nan viết: “Độ số của mạch của Thủ. Túc tam Âm, tam Dương có thể biết được không ?”.
Thực vậy: “Mạch của Thủ tam Dương đi từ tay lên đến đầu dài 5 xích; 5 lần 6 hợp thành 3 trượng. Mạch của Thủ tam Âm đi từ tay đến giữa ngực, dài 3 xích 5 thốn; 3 lần 6 là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích; tất cả hợp lại thành 2 trượng 1 xích.
Mạch của Túc tam Dương đi từ chân lên đến đầu dài 8 xích; 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích. Mạch của Túc tam Âm đi từ chân lên đến ngực dài 6 xích 5 thốn; 6 lần 6 là 3 trượng 6 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại tất cả là 3 trượng 9 xích.
Kiểu mạch ở 2 bên chân của con người đi từ chân đến mắt dài 5 xích 7 thốn; 2 lần 7 là 1 trượng 4 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp tất cả là 1 trượng 5 xích. Đốc mạch và Nhậm mạch, mỗi mạch dài 4 xích 5 thốn, 2 lần 4 là 8 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp tất cả là 9 xích. Các mạch dài tất cả là 16 trượng 2 xích. Đây gọi là con số dài ngắn của mạch khí của 12 kinh”.
“Kinh mạch có 12, lạc mạch có 15, chỗ nào là thỉ (bắt đầu), chỗ nào là cùng (chấm dứt) ?”.
Thực vậy: “Kinh mạch là nơi vận hành của huyết khí, là nơi để cho khí Âm Dương thông nhau nhằm làm “vinh” cho thân h́nh. Nó bắt đầu ở Trung tiêu để rót vào Thủ Thái âm và Thủ Dương minh; từ Dương minh nó rót vào Túc Dương minh, Túc Thái âm; từ Thái âm nó rót vào Thủ Thiếu âm, Thủ Thái dương; từ Thái dương nó rót vào Túc Thái dương, Túc Thiếu âm; từ Thiếu âm nó rót vào Thủ Tâm chủ, Thủ Thiếu dương; từ Thiếu dương nó rót vào Túc Thiếu dương, Túc Quyết âm; từ Quyết âm nó trở lại để rót vào Thủ Thái âm, biệt lạc có 15. Tất cả đều nhân vào cái nguồn “như chiếc ṿng ngọc không đầu mối” để xoay chuyển, cùng tưới thắm nhau. Xong nó lại về “chầu” nơi mạch Thốn khẩu và Nhân nghênh, nhằm định được trăm bệnh và quyết đoán được việc sống chết”.
Kinh nói: “Biết được rơ ràng là “chung thỉ” th́ lẽ nào Âm Dương sẽ được định, nói thế nghĩa là thế nào ?”.
Thực vậy: “”Thỉ” là cái giềng mối của mạch. Mạch Thốn khẩu và Nhân nghênh là nơi mà khí của Âm Dương thông nhau vào buổi sáng khiến cho nó như “chiếc ṿng ngọc không đầu mối”, v́ thê nên gọi nó là “thỉ”.
“Chung” là nơi tuyệt của mạch của tam Âm tam Dương. Mạch tuyệt là chết, mỗi cái chết đều có biểu hiện lên bằng “h́nh mạch”, v́ thế gọi đây là “chung”.
Điều 24 Nan viết: “Tam Âm, tam Dương của Thủ và Túc đă tuyệt th́ nó biểu hiện như thế nào ? ta có thể biết được việc cát hung của chúng không ?”.
Thực vậy: “Khí của kinh Túc Thiếu âm bị tuyệt, tức là cốt bị khô. Khí Thiếu âm là mạch của mùa đông, nó vận hành ẩn phục (bên dưới) để làm ấm cốt tủy. Cho nên khi mà cốt tủy không c̣n ấm tức là cơ nhục không c̣n bám vào cốt. Khi mà cốt và nhục không c̣n gần gũi nhau nữa, cơ nhục sẽ bị teo co lại. Khi mà nhục bị co và teo sẽ làm cho răng lộ dài ra và khô, tóc không c̣n trơn ướt, đó là cốt bị chết trước: Mậu nhật bệnh nặng, kỷ nhật chết”.
Khí của kinh Túc Thái âm bị tuyệt th́ mạch không làm vinh cho môi và miệng. Miệng và môi là cái gốc của cơ nhục. Khi mạch không c̣n “vinh: tươi” th́ cơ nhục không c̣n trơn ướt, khi cơ nhục không c̣n trơn ướt th́ nhục bị “măn”, cơ nhục bị măn sẽ làm cho môi bị lật ngược lên, môi bị lật ngược lên đó là nhục bị chết trước: Giáp nhật bệnh nặng, Ất nhật chết.
Khí của kinh Túc Quyết âm bị tuyệt tức là cân bị teo co lại, dái và lưỡi bị cuốn lại, Quyết âm là mạch của Can. Can là chỗ hợp của Cân. Cân khí tụ lại ở Âm khí (bộ sinh dục) để rồi lạc với cuống lưỡi. V́ thế khi mạch không c̣n “vinh: tươi” th́ cân bị teo một cách nhanh chóng, cân bị teo một cách nhanh chóng tức là ảnh hưởng đến buồng trứng và lưỡi, làm cho lưỡi bị cuốn buồng trứng teo. Đây là cân bị chết trước: Canh nhật bệnh nặng, Tân nhật chết.
Khí của Thủ Thái âm bị tuyệt sẽ làm cho b́ mao khô. Kinh Thái âm thuộc Phế, nó hành khí để làm ấm ở b́ mao. V́ thế nếu khí không c̣n vinh th́ b́ mao bị khô, b́ mao bị khô th́ tân dịch sẽ tách rời b́ và cốt tiết, khi tân dịch tách rời b́ và cốt tiết th́ b́ và cốt tiết bị thương, b́ và cốt tiết bị thương th́ da bị khô, lông bị rụng. Lông rụng tức là lông bị chết trước: Bính nhật bệnh nặng, Đinh nhật chết.
Khí của kinh Thủ Thiếu âm bị tuyệt th́ mạch không thông, mạch không thông th́ huyết không lưu hành, huyết không lưu hành sắc diện tươi tắn sẽ không c̣n, v́ thế mặt sẽ đen như màu quả “lê”. Đây là huyết chết trước: Nhâm nhật bệnh nặng, Qúy nhật chết.
Khí của tam Âm kinh đều tuyệt sẽ làm cho từ mắt bị hoa đến mắt bị mờ (mù). Mắt mù (mờ) gọi là thất chí, mà thất chí tức là chí chết trước: chết tức là mắt bị mờ hẳn.
Khí của lục Dương kinh đều tuyệt, đó là Âm và Dương cùng rời nhau. Khi Âm Dương rời nhau th́ tấu lư bị phát tiết “tuyệt hạn: mồ hôi cuối cùng” sẽ chảy ra, to như hạt châu xâu vào nhau lăn ra mà không chảy đi, đó là khí chết trước: sáng xem thấy bệnh là chiều chết, chiều xem thấy bệnh là sáng chết”.
Điều 25 Nan viết: “Có 12 kinh, ngũ tạng lục phủ chỉ có 11 thôi. C̣n lại 1 kinh phải xếp loại thế nào ?”.
Thực vậy: “C̣n lại 1 kinh, đó là biệt mạch Tâm chủ cùng đi với Thủ Thiếu âm. Kinh Tâm chủ cùng làm biểu lư với Tam tiêu, đều hữu danh mà vô h́nh. V́ thế mới nói có 12 kinh”.