THIÊN
56: NGŨ VỊ
Hoàng
Đế hỏi: "Ta mong được nghe về
vấn đề cốc khí gồm có ngũ vị để
nhập ngũ tạng, sự phân biệt ấy như
thế nào ?”[1].
Bá
Cao đáp : “Vị là biển của ngũ tạng
lục phủ, thủy cốc đều nhập vào
Vị[2]. Ngũ tạng lục phủ đều bẩm
thụ khí ở Vị[3]. Ngũ vị đều chạy
về nơi thích ứng của mình[4]. Loại cốc nào
có vị chuathì trước hết chạy về Can[5],
loại cốc nào có vị đắng thì trước
hết chạy về Tâm[6], loại cốc nào có vị
ngọt chạy về Tỳ[7], loại cốc nào vị
cay chạy về Phế[8], loại cốc nào vị
mặn chạy về Thận[9]. Khi nào cốc khí biến
thành tân dịch đã được vận hành thì khí
doanh vệ sẽ được thông 1 cách rộng rãi, sau
đó phần còn lại biến thành chất cặn bã,
theo thứ tự từ trên chạy xuống dưới ra
ngoài”[10].
Hoàng
Đế hỏi: "Khí doanh vệ vận hành như
thế nào ?”[11].
Bá
Cao đáp : “Thủy cốc khi bắt đầu vào
Vị, khí tinh vi trước hết xuất ra từ
Vị tức từ Trung tiêu, sau đó lên đến
lưỡng tiêu (Thượng và Hạ tiêu) nhằm tưới
thắm ngũ tạng, nó lại tách rời đi theo 2 con
đường, đó là đường của doanh (doanh
vận hành trong mạch), và của vệ (vệ vận hành
ngoài mạch)[12]. Phần đại khí (tông khí) chỉ
đoàn tụ lại mà không vận hành thì tích lại
ở trong lồng ngực, mệnh danh là Khí hải[13]. Khí
này xuất ra từ Phế, đi dọc theo cuống
họng (gồm thực quản và khí quản), nhờ
đó mà khi hô thì khí xuất ra, khi hấp thì khí nhập
vào[14]. Đại số (số đại cương)
của tinh khí của Thiên Địa thường là
xuất ra 3 phần, nhập vào có 1 phần, vì thế
nếu không có cốc khí nhập vào trong nửa ngày thì
khí bị suy, trọn 1 ngày thì khí bị kém vậy”[15].
Hoàng
Đế hỏi: "Ta có thể nghe giải thích về
ngũ vị của cốc được không ?”[16].
Bá
Cao đáp : “Thần xin nói tường tận hơn: Ngũ
cốc gồm: canh mễ vịngọt, chi ma vị chua,
đại đậu vị mặn, lúa mạch vị
đắng, hoàng tất vị cay[17]. Ngũ quả (trái cây)
gồm: táo vị ngọt, lý vị chua, lật vị
mặn, hạnh vị đắng, đào vị cay[18]. Ngũ
súc (vật) gồm: trâu bò vị ngọt, chó vị chua,
heo vị mặn, dê vị đắng, gà vị cay[19]. Ngũ
thái (rau cải) gồm: rau qùy vị ngọt, rau hẹ
vị chua, rau hoắc (lá đậu) vị mặn, rau
kiệu vị đắng, hành vị cay[20]. Trong ngũ
sắc, khi nào sắc vàng nên ăn vị ngọt, sắc
xanh nên ăn vị chua, sắc đen nên ăn vị
mặn, sắc đỏ nên ăn vị đắng,
sắc trắng nên ăn vị cay[21]. Tất cả ngũ
sắc này đều có những thức ăn thích
hợp của nó[22]. Điều mà ta gọi là ngũ nghi:
năm loại thích hợp, đó là ngũ sắc (kết
hợp với ngũ vị): Tỳ bệnh thì nên ăn cơm
canh mễ, thịt bò, trái táo, rau qùy[23]. Tâm bệnh nên
ăn lúa mạch, thịt dê, trái hạnh, rau kiệu[24].
Thận bệnh nên ăn đại đậu hoàng
quyển (giá đậu nành), thịt heo, trái lật,
lá đậu[25]. Can bệnh nên ăn chi ma (mè), thịt chó,
trái lý, rau hẹ[26]. Phế bệnh nên ăn lúa hoàng
tắc, thịt gà, trái đào, hành[27]. Ngũ cấm
gồm: Can bệnh cấm ăn vị cay[28], Tâm bệnh
cấm ăn vị mặn[29], Tỳ bệnh cấm ăn
vị chua[30], Thận bệnh cấm ăn vị
ngọt[31], Phế bệnh cấm ăn vị đắng[32]
. Can hợp với sắc xanh, nên ăn vị ngọt
như cơm canh mễ, thịt bò, trái táo, rau qùy,
tất cả đều thuộc vị ngọt[33]. Tâm
hợp với sắc đỏ, nên ăn vị chua như
thịt chó, mè, trái lý, rau hẹ, tất cả đều
thuộc vị chua[34]. Tỳ hợp với sắc vàng, nên
ăn vị mặn như đại đậu, thịt
heo, trái lật, lá đậu, tất cả đều
thuộc vị mặn[35]. Phế hợp với sắc
trắng nên ăn vị đắng như lúa
mạch, thịt dê, trái hạnh, rau kiệu, tất cả
đều thuộc vị đắng[36] . Thận hợp
với sắc đen, nên ăn vị cay như lúa hoàng
tắc, thịt gà, trái đào, hành, tất cả đều
thuộc vị cay”[37].
五味篇第五十六
黃帝曰:願聞穀氣有五味,其入五臟,分別奈何?伯高曰:胃者,五臟六腑之海也。水穀皆入於胃,五臟六腑皆稟氣於胃,五味各走其所喜。穀味酸,先走肝;穀味苦,先走心;穀味甘,先走脾;穀味辛,先走肺;穀味鹹,先走腎。穀氣津液已行,營衛大通,乃化糟粕,以次傳下。
黃帝曰:營衛之行奈何?伯高曰:穀始入於胃,其精微者,先出於胃之兩焦,以溉五臟,別出兩行營衛之道。其大氣之摶而不行者,積於胷中,命曰氣海,出於肺,循喉咽,故呼則出,吸則入。天地之精氣,其大數常出三入一,故穀不入半日則氣衰,一日則氣少矣。
黃帝曰:穀之五味,可得聞乎?伯高曰:請盡言之!五穀:秔米甘,麻酸,大豆鹹,麥苦,黃黍辛。五果:棗甘,李酸,栗鹹,杏苦,桃辛。五畜:牛甘,犬酸,猪鹹,羊苦,雞辛。五菜:葵甘,韭酸,藿鹹,薤苦,葱辛。
五色:黃色宜甘,青色宜酸,黑色宜鹹,赤色宜苦,白色宜辛。凡此五者,各有所宜。所謂五色者:脾病者,宜食秔米飯、牛肉、棗、葵;心病者,宜食麥、羊肉、杏、薤;腎病者,宜食大豆黃卷、猪肉、栗、藿;肝病者,宜食麻、犬肉、李、韭;肺病者,宜食黃黍、雞肉、桃、葱。
五禁:肝病禁辛,心病禁鹹,脾病禁酸,腎病禁甘,肺病禁苦。
肝色青,宜食甘,秔米飯、牛肉、棗、葵皆甘。心色赤,宜食酸,犬肉、麻、李、韭皆酸。脾色黃,宜食鹹,大豆、豕肉、栗、藿皆鹹。肺色白,宜食苦,麥、羊肉、杏、薤皆苦。腎色黑,宜食辛,黃黍、雞肉、桃、葱皆辛。